HB: Tôi đề nghị anh đọc Unbearable Lightness of Being của Milan
Kundera (mà một người bạn của tôi là Trịnh Y Thư đã chuyển ngữ rất hay,
sách vừa do NXB Văn Nghệ California phát hành dưới cái tên Ðời Nhẹ
Khôn Kham) để anh dễ thâm nhập và nhận diện bộ mặt của cộng đồng Việt
ở hải ngoại.
Kundera viết quyển này lấy bối cảnh biến cố Mùa Xuân Praha năm 1968 và
các nhóm di dân Tiệp vào thời điểm đó, đến nay, trải qua mấy chục năm
rồi, giọng điệu, ngôn ngữ, suy tư của đám di dân Tiệp vẫn còn có thể dùng
để mô tả được chính xác hình ảnh các hội đoàn chống Cộng của người Việt
rải rác và đầy dẫy ở các nước Mỹ, Pháp, Úc, Canada... Lâu lâu lại phải đọc
tuyên cáo này, tuyên cáo nọ, lên án bọn cộng sản trong nước và tay sai
ngoài nước, lâu lâu lại có vụ đốt một quyển sách hay hăm dọa một nhà xuất
bản nào đó đã dám bày bán quyển sách thiên cộng kia, biểu tình mấy chục
ngàn người để chống một tên tâm trí bất bình thường không đủ tiền và đủ
sức để kinh doanh nghiêm chỉnh nên chơi nổi treo hình Bác Hồ và cờ Việt
Cộng, lâu lâu lại có biểu tình lẹt đẹt vài người hay tự thiêu, ủi xe tăng vào
Sứ Quán Việt Cộng...
Ðối với những vụ này, tôi chia sẻ với suy nghĩ của nhân vật Sabina trong
tiểu thuyết của Kundera:
“...Cái yếu tính cốt lõi để trở thành người Tiệp tan biến vào hư không mất
rồi...Hay vì những bậc vĩ nhân. Jan Hus? Không ai trong căn phòng đó
từng đọc một dòng chữ nào của ông. Họ chỉ có thể hiểu được ngọn lửa,
niềm vinh quang của ngọn lửa khi ông bị hỏa thiêu, niềm vinh quang của
tro tàn, và do đó, với họ, yếu tính để thành người Tiệp là đám tro tàn và chỉ
có thế thôi. Ðiều duy nhất giữ họ lại là sự chiến bại và những lời khiển
trách lẫn nhau...”
Nên tôi không mấy ngạc nhiên khi đọc các diễn văn, tuyên ngôn, tuyên cáo
cùng các bài báo ở các loại báo biếu lá cải các nhân vật cộng đồng tố cáo
mạ lỵ chụp mũ tưng bừng lẫn nhau, người oan kẻ ưng cá mè một lứa. Trung
tâm William Joiner tặng cái grantanh Thủy đang làm đó cũng gây ra một vụ
kiện đang đưa nhau ra ba tòa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi