Nguy hiểm. Chữ với nghĩa. Chữ đi đằng chữ, nghĩa đi đằng nghĩa, hầm bà
lằng, tả pí lù, thập cẩm, một nồi cháo heo nấu bằng nước cơm heo chua lè
cho heo ăn. Tôi nói tiếng Việt mà cứ như nói tiếng Ma-rốc không bằng.
Ðấy là những người ở cùng thời với tôi [năm 2004], cùng Huê kỳ xứ, có
người ở cùng thành phố với tôi, cùng tiểu bang [Virginia], cùng đọc, viết,
nói tiếng An-na-mít, tam tứ ngũ lục cùng [nhưng không thể tòng tam tụ
ngũ] với tôi. Nên tôi rỡn tóc gáy. Thôi chết, nếu vậy làm sao tôi đọc đúng
được những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, họ sống, hít thở
cách xa tôi hàng ngàn năm tít tè. Ðọc Lý Ðợi, Bùi Chát...ở La Hán Phòng,
thơ jác, thơ nghĩa địa, Sáo Chộn Chong Ngày
ngữ nghĩa thơ ca tùm lum
lại càng thấy hoảng vì sự Vô Cùng của ngôn ngữ [tiếng Việt]. Quyền của
người đọc lớn lắm. Tất nhiên tôi phải tôn trọng. Ngôn ngữ Mít lại vốn
không thuần khiết, viết một câu đã phải vận dụng tới hàng năm bảy chục
chữ Hớn Việt rồi. Xin hải nội chư quân tử lượng tình thứ lỗi cho nữ nhân
nan hoá này vì văn chương thì vô cùng, chữ tác đánh thành chữ tộ, hải
ngoại chư quân tử lại đánh chữ tộ thành chữ tô, thế là khổ lắm nói mãi
[chôm của Vũ Trọng Phụng] nói gì cũng không thông, nói lắm xa lắm, nói
nhiều sai nhiều, chân lý bỏ chạy, chân cẳng thì nằm lại thẳng cẳng. Trân
trọng kính chào.
Tôi đã không nói tiếng Ma-rốc [khi tôi trả lời phỏng vấn Trần Văn Thuỷ].
Nhưng khi bất cứ người đọc nào [cũng có quyền] thêm một chữ [đã có sẵn
trong cái đầu của hắn] hay bớt đi một chữ [đã không có trong cái đầu của
hắn] là tiếng Việt tôi lập tức biến thành tiếng Ma-rốc.
Nghe nói
[tự phong] thuật lại, khi được Trần văn Thuỷ gọi
Văn chương hậu hiện đại thì tác giả nói một chút, tự điển độc giả nói hai
chút là đúng rồi. Nhưng Phượng cầu kỳ hoàng [khổ quá, lại sino-viet!]
chim phượng không có con hoàng hót qua hót lại thì không thể thành khúc