nhiều tác giả
Chiến tranh nhìn từ nhiều phía
Huy Đôn Hồ Phạm dịch
Gạo đắng
Brigitte Voykowitsch
Gạo và đồng lúa thường xuất hiện trên tựa những cuốn sách về Việt Nam.
Cảnh những con người, phần lớn là phụ nữ đội nón lá, lom khom gặt hái
trên những đồng lúa xanh mướt là một trong những môtíp bưu thiếp và
nhiếp ảnh được khách du lịch chuộng nhất. Nhưng cái đẹp bề ngoài này lại
khiến Dương Thu Hương liên tưởng đến một hiện thực đời sống có thể
dùng những khái niệm như nhục nhằn hoặc đàn áp để mô tả. Trong tựa đề
một tiểu thuyết của bà cũng có từ "gạo", nhưng đi cùng với phụ từ "đắng"
. Dương Thu Hương nói: "Dân tộc tôi nhọc nhằn kiếm sống. Trước kia
dân tộc tôi dồn sức, năng lực và trí tuệ để chống ngoại xâm, còn nay để
kiếm sống, vì bát cơm manh áo. Ai sống nhờ lúa và đồng ruộng thì phải lội
bùn. Khi phải còng lưng gặt lúa người ta không thể ngẩng mặt lên trời
được." Trời ở đây với bà không phải là thượng đế hay cõi Niết Bàn mà là
điều kiện sống cho thế giới này, là tự do dân chủ mà bà vẫn bảo vệ trong
những tác phẩm văn học và chính trị của mình từ gần hai thập kỉ nay.
Bị bôi nhọ và uy hiếp
Ðã có lần bà tuyên bố chưa bao giờ có ý định trở thành nhà văn, chỉ đơn
giản "từ nỗi đau" mà bà buộc phải cầm bút, thế thôi. Và bà sẽ tiếp tục viết
dù hơn một thập kỉ nay tất cả các tác phẩm của bà chính thức bị cấm ở Việt
Nam. Dương Thu Hương tự xem mình là con chiên ghẻ, là persona non
grata đối với cái chính quyền đang theo dõi bà, đã cắt điện thoại của bà từ
hơn một năm nay và tìm cách ngăn chặn mọi liên lạc giữa bà với người
ngoài. Lần bắt liên lạc đầu tiên qua nhiều đường vòng được Dương Thu
Hương trả lời rằng nếu chúng tôi gặp bà thì có thể lần sau sẽ không được