CHIM ÉN LIỆNG TRỜI CAO - Trang 40

Còn không thì tự khai phá rồi chịu đủ mọi sự nhũng nhiễu của lệ làng, luật
quan.

Dọn nhà tới đây, ông Yểng không được nhận ruộng công nhưng cũng

không chịu làm cần khỏi. Ông dựng nhà, phá hoang. Hai năm trời ăn củ nâu,
củ bấu, một mình ông khai hoang được sáu mươi cân giống

[44]

diện tích.

Sống đất nuôi, chết đất chôn, trực tính, ông Yểng không biết sợ ai.

Năm mươi tuổi, ông Yểng vẫn còn khỏe. Vóc người tráng kiện, tay nổi

bắp rắn như gỗ hồng sắc, mặt vuông vức nghiêm nghị. Nếu cái chân phải
của ông không bị què thì sức ông, trai mười bảy, mười tám cũng không vật
ngã được...

Mấy năm trước ông Yểng còn để búi tóc. Sào cũng vậy. Tới năm đói Ất

Dậu

[45]

, có ông phó mộc

[46]

ở dưới xuôi lưu lạc lên đây, được ông Yểng nuôi

ăn, cứu giúp, tuyên truyền thế nào, Sào liền cắt phăng cái búi tóc đi. Còn
ông Yểng, tới năm 1946 Việt Minh về, xã được giải phóng, mới chia tay với
cái búi tóc trong cuộc vận động theo đời sống mới.

Ông phó mộc ở nhà Sào chừng hai năm. Ông giúp các gia đình làng

Thác sang sửa nhà cửa, đóng bàn đóng ghế, đồ đạc trong nhà. Đối với Sào
thì ông phó mộc là người thầy giáo dạy chữ đầu tiên. Sào ham học. Không
có giấy, anh lấy những cuốn sách chữ Tây nhặt được hồi đảo chính Nhật -
Pháp, tập viết vào bên lề. Không có mực, anh lấy lá cẩm

[47]

, giã vắt lấy nước

làm mực. Sào mới đọc thông viết thạo thì ông phó mộc về xuôi. “Tôi phải về
làng thôi.” Ông phó nói. “Làng tôi nổi cách mạng rồi. Lúc này không có mặt
ở làng thật là không phải.”

Dạo ấy, Cam Đồng đã được giải phóng, việc ông phó về quê, ông Yểng

không thể cản ngăn được, mặc dầu về tình, hai người bạn già một Kinh, một
Tày đã gắn bó thiết tha.

Vào các buổi tối, cơm nước xong, ông Yểng thường ngồi cạnh bếp, ôm

cái điếu, bùi ngùi nhớ người bạn xưa:

Liên Kết Chia Sẽ

    Just a moment...
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.