kinh nghiệm trận mạc gì đâu… Nhưng cuối cùng hơn năm vạn quân
Nguyên Mông đã phải ôm đầu máu mà tháo chạy. Mải chạy đến nỗi đói
không dám ăn, khát không dám uống… không dám động đến một ngọn cỏ,
ngụm nước, hạt cơm của Đại Việt, khiến dân chúng gọi đùa chúng là “giặc
Phật”. Lần này chắc chắn là sẽ vô cùng quyết liệt. Quyết liệt hơn lần trước
bội phần. Nhưng con cứ nguôi lòng đi! Như chính con lần đầu gặp ta đã
nói. “Hãy tạm thời nhường đất cho giặc vào ở nhờ. Sai các tướng giỏi giữ
vững các nơi hiểm yếu. Chặn mọi đường tiếp lương của giặc. Đánh qua vài
trận là quân tướng Đại Việt ta sẽ có kinh nghiệm ngay thôi… Dân mình tài
trí lắm… Và kế sách phá giặc cha cũng đã dự định xong xuôi cả rồi… Bây
giờ con về nghỉ đi. Chờ Yết Yêu, Dã Tượng về bốn cha con chúng ta sẽ
phải đi thị sát một chuyến…
- Thưa cha còn quân lính đang luyện tập?
- Đây cũng là hình thức tốt để kiểm chứng xem có con hay không có con
ở trại, kỷ luật binh lính thế nào? Biết để mà rèn thêm.
Năm 1283, mùa xuân tháng Hai, bốn cha con gồm Hưng Đạo vương,
Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu và Dã Tượng đem ba ngàn quân kỵ rời đại bản
doanh Vạn Kiếp thẳng tiến ra cửa sông Bạch Đằng. Hưng Đạo vương đi
ngựa chứ không dùng voi cho khỏi ồn ã. Trời rét như cắt da cắt thịt. Bầu
trời tràn ngập một mầu mây xám. Mưa phùn gió bấc. Tuy nhiên đoàn người
ngựa vẫn hăm hở vượt qua những quả đồi đá ong. Đến vùng cửa sông, Yết
Kiêu muốn phi ngựa lên trước báo cho Đô tướng Nguyễn Khoái biết để ra
nghênh tiếp, nhưng Hưng Đạo vương cản lại. Người muốn bí mật từ xa
quan sát xem thủy quân của Nguyễn Khoái luyện tập thế nào?
Lúc ấy thủy triều đang lên. Mặt sông căng phồng trải rộng mênh mông.
Quân của Nguyễn Khoái chia làm hai đội. “Quân Đại Việt” chít khăn đỏ
“Phía Nguyên Mông” chít khăn xanh. Quân xanh dùng thuyền lớn hơn
đang hùng hổ từ phía biển tiến vào. Quân đỏ dùng thuyền nhẹ, chia cắt đội
hình “địch” cứ ba chiếc quây lấy một chiếc của “địch” mà đánh. Có điều là
cả “quân ta” lẫn “quân địch” đều hò “Sát Thát!” vang động cả một khúc