1
… Năm 1282, mùa thu, tháng 8 vua Nguyên - Hốt Tất Liệt sai nguyên
soái Toa Đô đem đoàn chiến thuyền 1.000 chiếc cùng 15 vạn, nói phao lên
là 20 vạn quân tinh nhuệ từ Ung Châu, vượt biển vào đánh Chiêm Thành.
Tin dữ được truyền về kinh đô Thăng Long. Thái Thượng Hoàng Trần
Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông vô cùng sốt ruột cho triệu Trần Quốc
Tuấn ở điền trang Vạn Kiếp năm lần bẩy lượt mà Quốc Tuấn không về.
Cuối cùng vua phải sai quan Chi luận cục thủ Đỗ Khắc Chung đến Vạn
Kiếp để vời Trần Hưng Đạo. Khắc Chung có tài ăn nói biết cách “lựa gió
thả diều” nên được hai vua Trần yêu lắm, luôn cho ở bên cạnh.
- Ta đang chuẩn bị đâu đó rồi! Công việc còn dang dở một khắc nên chưa
về chầu đó thôi.
Trần Hưng Đạo nói vậy, rồi ba ngày sau ông cùng đoàn tùy gồm Yết
Kiêu và Dã Tượng khởi hành về kinh. Buổi sáng, nắng vàng, gió nhẹ, tiết
trời dịu mát khiến đoàn người cùng ngựa bước đi rất hăm hở. Bỗng đội
quân dẹp đường dừng lại, rồi viên hiệu úy chạy ngược về, quỳ một chân
trước đầu voi, nói:
- Bẩm Tiết chế
! Phía trước, giữa đường có một tên nhà quê, đóng khố
ngồi đan sọt. Quân lính chĩa loa vào tai, thét lui vào nhường đường cho voi
của ngài đi. Nhưng hắn cứ lì ra. Đến khi một tên lính cầm giáo đâm vào
bắp vế máu chảy lênh láng hắn vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì!
Trần Hưng Đạo thấy chuyện lạ bèn ra lệnh:
- Đưa bản vương lên đó xem sao?
Dã Tượng ngồi trên đầu voi, lấy búa gỗ thúc voi tiến lên.
Vừa nhác thấy voi của Tiết chế đến gần, người đan sọt vụt đứng lên, sụp
lạy: