8
MỞ RỘNG QUYỀN BẦU CỬ
N
ếu một nền dân chủ đại diện, giống như đã được phác họa, là đại
diện cho tất cả chứ không đơn thuần cho đa số – trong nền dân chủ ấy các
lợi ích, các ý kiến, các trình độ trí tuệ rất đa dạng nhưng đều sẽ được lắng
nghe và ắt sẽ có cơ hội thu được ảnh hưởng bằng sự cân nhắc theo tính chất
và sức mạnh của luận cứ, những thứ không thuộc về sức mạnh số học của
chúng – thì nền dân chủ ấy là nền dân chủ duy nhất có tính bình đẳng, vô
tư, là chính quyền của mọi người và do mọi người, là kiểu dân chủ chân
chính và ắt hẳn sẽ không có những điều xấu xa nhất của những nền dân chủ
không chính danh đang đầy rẫy hiện nay, và ý tưởng đương đại về dân chủ
tìm thấy cội nguồn độc nhất của nó chính từ nền dân chủ này. Nhưng ngay
cả trong nền dân chủ này thì quyền lực tuyệt đối, nếu họ muốn sử dụng nó,
hẳn cũng dựa vào đa số số học; và đa số ấy hẳn sẽ bao gồm độc nhất một
giai cấp, tức, một giai cấp hoàn toàn đồng dạng trong sở thích, xu hướng và
trong kiểu cách suy nghĩ chung, và, để khỏi phải nói nhiều hơn nữa, một
giai cấp không phải có học thức cao nhất. Sự thiết lập như vậy hẳn sẽ vẫn
có nguy cơ bị nhiễm những đặc tính xấu xa của chính quyền giai cấp: tất
nhiên là ở mức độ ít hơn nhiều so với chính quyền do độc nhất một giai cấp
vừa mới chiếm đoạt lấy danh hiệu dân chủ; thế nhưng vẫn còn chưa có sự
kiềm chế hiệu quả, ngoại trừ một sự sáng suốt (good sense), một sự chừng
mực, một sự nhẫn nhịn có được ở bản thân giai cấp [chiếm đa số]. Nếu
những sự kiềm chế như mô tả trên đây là đầy đủ thì triết lý của chính thể
lập hiến chỉ là chuyện đùa cợt nghiêm trang mà thôi. Tất cả sự tin cậy vào