CHÍNH THỂ ĐẠI DIỆN - Trang 203

những lợi ích mang tính tập thể của nó (như hàm nghĩa của thuật ngữ), nhưng một cá nhân

nào đó hay mỗi cá nhân trong cộng đồng lại có thể có [lợi ích khác]. Lợi ích của một người

bao gồm bất cứ thứ gì mà anh ta quan tâm tới. Mỗi người có thật nhiều thứ lợi ích khác nhau

giống như có nhiều cảm xúc khác nhau vậy; ưa thích hay không ưa thích, hoặc là thứ vị kỷ

hoặc là thứ gì đó tốt đẹp hơn. Không thể nói rằng bất cứ cái gì trong những thứ ấy, xét riêng

bản thân nó, cấu thành ‘lợi ích của anh ta’; anh ta là người tốt hay người xấu tùy theo anh ta

ưu tiên cho một loại lợi ích này hay loại lợi ích kia của anh ta. Một kẻ là bạo chúa ở nhà sẽ có

khuynh hướng thiện cảm với nền chuyên chế (khi không áp dụng vào anh ta): anh ta chắc sẽ

không thiện cảm với sự kháng cự lại nền chuyên chế. Một kẻ hay đố kỵ sẽ bỏ phiếu chống lại

Aristides vì ông ta được gọi là Công minh

(*)

. Một kẻ vị kỷ ưu tiên cho ngay cả một lợi ích cá

nhân nhỏ nhặt chia phần cho mình từ lợi thế mà đất nước thu được từ một luật pháp tốt; rằng

những lợi ích riêng biệt cho bản thân là thứ lợi ích mà những thói quen trong đầu óc của anh

ta vừa có khuynh hướng chăm chú vào, lại vừa khiến anh ta có khả năng lượng định được tốt

nhất. Đại đa số các cử tri sẽ có hai hệ thống ưu tiên – một hệ thống dựa trên cơ sở cá nhân và

một hệ thống dựa trên cơ sở công chúng. Hệ thống sau là cái duy nhất mà cử tri mong muốn

thừa nhận. Cái mặt tốt trong tính cách của mình là cái mà người ta khao khát phô bày ra, ngay

cả trước những người cũng chẳng tốt đẹp gì hơn họ. Người ta sẽ bỏ lá phiếu không trung thực

hay tầm thường vì lợi lộc, vì ác tâm, vì oán giận, vì kình địch cá nhân, thậm chí còn vì những

lợi ích hay thành kiến giai cấp hay bè phái. Và có những trường hợp – có thể sắp trở thành

thường xuyên hơn – hầu như chỉ vì bị đa số bọn bất lương ngăn cản mà khiến cho ý kiến của

một thiểu số trung thực vô tình không được tôn trọng. Trong trường hợp như thế của những

Bang ở Bắc Mỹ không chịu thừa nhận, thì liệu đó chẳng phải là một sự kiểm tra đối với kẻ bỏ

phiếu vô nguyên tắc trong nỗi nhục nhã phải nhìn vào mặt một người trung thực hay sao? Vì

tất cả điều tốt ấy sẽ phải bị hy sinh cho việc bỏ phiếu kín, ngay cả trong những tình huống

thuận lợi nhất cho việc bỏ phiếu kín, nên cần có những lý do mạnh mẽ hơn nữa để chứng

minh sự cần thiết của nó hơn là những lý do đã nêu ra trước nay, nhất là khi những lý do này

ngày càng mất đi sức nặng

(*)

.”

Về những điểm đáng tranh cãi khác liên quan đến kiểu cách bỏ phiếu

không cần phải mở rộng ra nhiều lời đến thế. Hệ thống đại diện cá nhân,
như được ông Hare trình bày, trả lại sự cần thiết cho việc sử dụng lá phiếu
bầu. Thế nhưng, tôi thấy có lẽ rằng nhất thiết chữ ký của cử tri phải được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.