trưởng thành để làm chức năng chính trị thứ yếu. Những ý kiến và nguyện vọng của giai cấp
nghèo khó nhất và thô thiển nhất trong giới lao động có thể rất hữu ích như là một trong
những ảnh hưởng khác tác động lên tâm trí của những người bỏ phiếu cũng như của những
người trong cơ quan Lập pháp; và vẫn là rất có hại nếu trao cho họ ảnh hưởng quyền thế lớn
bằng việc thừa nhận họ có quyền bầu cử đầy đủ trong trạng thái hiện nay của họ về đạo đức và
trí tuệ. Chính là do cái ảnh hưởng gián tiếp ấy của những người còn chưa được quyền bầu cử
tác động lên những người có quyền ấy rồi, bởi sự gia tăng không ngừng của nó, làm dịu đi sự
chuyển tiếp cho mỗi lần mở rộng thêm quyền bầu cử, và là phương tiện mà nhờ đó, khi thời
cơ chín muồi, sự mở rộng sẽ được tiến hành một cách hòa bình. Nhưng có một sự xem xét nữa
còn sâu sắc nhiều hơn mà không thể bỏ qua được trong những suy xét chính trị. Cái ý niệm
bản thân nó không có cơ sở, ấy là tính công khai và ý nghĩa của việc phải giải trình trước công
chúng, sẽ chẳng có ích lợi gì, trừ phi công chúng có đủ tư cách hình thành một sự phán xét
vững chắc. Thật là rất nông cạn cái quan điểm về tính hữu ích của công luận với giả định rằng
nó chỉ thật tốt khi nó thành công trong việc ép buộc phải uốn theo phục vụ cho bản thân nó.
Phải chịu canh chừng bởi những đôi mắt của những người khác – phải bảo vệ mình trước
những người khác – không bao giờ là quan trọng hơn việc người ta phải hành động đối lập với
ý kiến của những người khác, vì điều này bắt buộc họ phải có cơ sở vững chắc cho ý kiến của
mình. Không gì có ảnh hưởng kiên định bằng chuyện làm việc chống lại áp lực. Ngoại trừ khi
nào bị thống trị nhất thời bởi một sự kích động cuồng nhiệt, không ai lại làm cái chuyện mà
biết trước là sẽ bị khiển trách nếu không có ý đồ mục đích nhất định của riêng mình, mục đích
ấy luôn luôn là bằng chứng của một tính cách thâm trầm chín chắn và nói chung thường xuất
phát từ niềm tin cá nhân đầy chân thành và mạnh mẽ, ngoại trừ những người tồi tệ về căn bản.
Ngay chỉ riêng sự kiện giải trình về cách cư xử của mình đã là lý do thật hùng mạnh để tôn
trọng cách cư xử mà ít nhất cũng có phần đoan chính nào đó trong sự giải thích khả dĩ được
trình bày. Nếu có ai nghĩ rằng chỉ riêng nghĩa vụ giữ đoan chính không thôi sẽ không phải là
sự kiểm chứng thật đáng kể đối với sự lạm quyền, thì người đó đã không bao giờ để tâm chú ý
đến cách cư xử của những kẻ không cảm thấy cần thiết phải tuân theo sự kiềm chế ấy. Tính
công khai ít cảm nhận thấy được ngay cả khi nó không làm gì hơn là ngăn ngừa cái chuyện
mà chẳng thể nào phòng vệ chắc chắn được – ấy là ép buộc phải có sự cân nhắc và bắt mỗi
người phải xác quyết trước khi anh ta hành động, anh ta sẽ nói gì khi bị triệu tập để giải trình
về những hành vi của mình.