11
NHIỆM KỲ CỦA NGHỊ VIỆN
S
au một thời hạn bao lâu thì các thành viên của Nghị viện phải được
bầu lại? Những nguyên tắc liên quan ở đây rất hiển nhiên; khó khăn là ở
chỗ áp dụng chúng thế nào. Một mặt thì thành viên [Nghị viện] không nên
có nhiệm kỳ quá lâu khiến cho anh ta quên mất trách nhiệm của mình, xem
các nhiệm vụ là quá dễ dàng, điều hành chúng theo quan điểm có lợi riêng
cho cá nhân mình, hoặc sao nhãng các cuộc hội họp tự do và công khai với
các cử tri của mình; những cuộc hội họp, trong đó dù cử tri và người đại
diện có nhất trí với nhau hay không thì vẫn là một trong những điều lợi của
chính thể đại diện. Mặt khác, thời hạn của nhiệm kỳ cũng phải đủ lâu để
người ta có thể phán xét người đại diện không phải chỉ qua một hành động
đơn lẻ mà thấy được cả đường lối hoạt động. Điều quan trọng là người đại
diện phải có phạm vi quyền hạn rộng rãi nhất cho ý kiến cá nhân và được
tự do làm theo ý mình, tương hợp với sự giám sát của công chúng, vốn là
bản chất của chính thể tự do; và nhằm mục đích ấy nhất thiết phải thực thi
việc kiểm tra, và giống như mọi trường hợp khác việc kiểm tra được thực
thi tốt nhất là sau một thời gian đủ để người đại diện biểu lộ được mọi
phẩm chất của mình, và chứng minh được rằng người đại diện cũng có thể
đảm bảo được sự tin cậy và tôn trọng của cử tri bằng một cách khác hơn là
chỉ biết đơn thuần bỏ phiếu và phát biểu chiều theo ý kiến của cử tri.
Không thể theo một quy tắc vạn năng nào đó để xác định rõ được ranh
giới giữa các nguyên tắc ấy. Ở nơi nào mà quyền lực dân chủ trong hiến
pháp yếu ớt hay quá thụ động và đòi hỏi một sự kích thích; ở nơi nào mà