Chương 6
Sau khi đã xác định được các câu hỏi này, bước kế tiếp ta phải xét xem có
một hay có nhiều hình thức chính quyền, và nếu mà có nhiều loại thì đó là
những hình thức nào, có bao nhiêu loại và chúng khác nhau ra làm sao.
Một hiến pháp là sự sắp xếp cơ cấu quan chức trong một nước, nhất là cơ
cấu [có quyền lực] cao nhất. Chính quyền có uy quyền tối thượng trong cả
nước, và hiến pháp thực ra chính là chính quyền. Thí dụ, trong chế độ dân
chủ, người dân là tối thượng, nhưng trong chế độ quả đầu, chỉ có một thiều
số là tối thượng; như thế, ta nói rằng hai hình thái chính quyền kể trên khác
nhau: và cũng tương tự như vậy cho các trường hợp khác.
Trước hết, hãy xét xem mục đích của nhà nước là gì, và xã hội loài người
đã được vận hành theo bao nhiêu hình thái chính quyền khác nhau. Như đã
nói trước đây trong phần đầu của luận cương này, khi ta thảo luận về sự
quản trị hộ gia đình và sự cai trị của người chủ gia đình, ta thấy con người
là một sinh vật chính trị. Và do đó, người ta, dù khi không cần đến sự giúp
đỡ của kẻ khác, vẫn mong muốn được sống quần tụ và gắn kết lại với nhau
bởi những lợi ích chung mà khi sống với nhau trong một cộng đồng ai cũng
được hưởng. Điều này chắc chắn là mục đích chính của cả cá nhân cũng
như nhà nước. Thêm vào đó, cũng đơn giản chỉ vì sự sống thôi (trong đó
con người có được những yếu tố cao nhã khi mà những điều xấu xa được
cân bằng với những điều tốt đẹp của sự sống chung) mà con người tụ hội
lại với nhau trong một cộng đồng chính trị. Và ta cũng thấy người ta sẵn
sàng chịu đựng những đau khổ lớn lao chỉ để được sống còn, điều này cho
thấy đời sống tự nó có sẵn những điều ngọt ngào và hạnh phúc.
Phân biệt các loại quyền uy không phải là một điều khó khăn vì ta đã
thường định nghĩa các loại này trong những cuộc bàn luận công cộng. Uy