CHÍNH TRỊ LUẬN (THE POLITICS) - Trang 39

là nô lệ, mà dùng từ “mọi rợ.” Tuy nhiên, thật ra khi dùng từ ngữ như vậy,
họ cũng chỉ đó là những kẻ nô lệ tự nhiên như ta vừa bàn đến. Người Hy
Lạp, thật sự tin rằng có những kẻ (thí dụ những người mọi rợ) vốn trời sinh
ra để làm nô lệ, và những kẻ (thí dụ người Hy Lạp) vốn trời sinh ra là kẻ tự
do, cao quý ở mọi nơi. Người rợ cũng có thể thuộc dòng cao quý nhưng chỉ
ở trong nước của họ. Như vậy, có hai loại tự do và cao quý: tương đối và
tuyệt đối. Như Helen trong vở kịch Theodectes nói: “Kẻ nào dám gọi ta là
nô lệ, khi ta cũng do thần thánh sinh ra?” Khi dùng những từ như vậy,
người ta đang dùng một tiêu chuẩn để phân biệt giữa nô lệ và tự do, giữa
quý tộc và tiện dân dựa trên nguyên tắc thiện và ác. Cũng giống như người
do người sinh ra và thú do thú sinh ra, thì người tốt cũng do người tốt sinh
ra. Tuy nhiên, dù đây là điều do thiên nhiên sắp xếp, nhưng không phải lúc
nào cũng được như vậy.

Sự khác biệt quan điểm, như vậy, là có cơ sở, và không phải là ai cũng là
nô lệ hay tự do vì thiên nhiên định như vậy. Và cũng có trường hợp tự do
hay nô lệ do thiên nhiên định đoạt; trong trường hợp này thì người chủ làm
chủ và người tớ (nô lệ) làm tớ sẽ mang lại ích lợi và công chính, và là điều
thuận theo tự nhiên. Người chủ làm không đúng chức năng của mình sẽ gây
ra thiệt hại cho cả chủ lẫn tớ. Vì quyền lợi của bộ phận và toàn thể cũng
giống như quyền lợi của thể xác và tinh thần; và nô lệ, được xem như một
bộ phận sống ngoài thân thể của người chủ, cho nên, giữa hai người có một
quyền lợi chung. Khi mối quan hệ giữa chủ nhân và nô lệ là quan hệ tự
nhiên, thì họ có quan hệ thân thiết và cùng quyền lợi; ngược lại, nếu mối
quan hệ này đặt trên sức mạnh và luật lệ thì đó là mối quan hệ thù nghịch
và mâu thuẫn quyền lợi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.