Chương 7
Các nhận định nêu trên cũng khá đủ để chứng tỏ rằng uy quyền của người
chủ (nô lệ) và uy quyền của nhà lãnh đạo chính trị hoàn toàn khác nhau,
chứ không phải như các nhà tư tưởng khác cho rằng uy quyền, dưới bất cứ
dạng nào, cũng giống nhau. Uy quyền của nhà lãnh đạo chính trị được áp
dụng trên thần dân là những người tự bản chất là người tự do; còn uy quyền
của chủ nhân áp dụng trên những người tự bản chất là nô lệ. Uy quyền
trong một hộ gia đình là uy quyền “quân chủ,” vì mỗi gia đình đều có một
gia trưởng, trong khi uy quyền trong một nước là uy quyền của nhà lãnh
đạo trên những người tự do và bình đẳng. Ta không gọi người chủ là chủ vì
người ấy có học thức, nhưng vì người ấy có một số đặc tính nào đó; điều
này cũng đúng với nô lệ và người tự do. Nhưng cũng có thể có một khoa
học (để dạy cách làm chủ) dành cho người chủ và một khoa học (dạy cách
phục vụ) dành cho nô lệ. Khoa học này đã được một người ở Syracuse
truyền dạy và nhờ thế mà y đã kiếm được tiền nhờ dạy cho những người nô
lệ biết cách làm việc. Những kiến thức này gồm có cả học nấu ăn và những
việc nhà khác cần sự khéo léo. Trong công việc nhà có những việc được coi
trọng hơn [như nấu ăn chẳng hạn], và những việc cần thiết hơn nhưng tầm
thường hơn [như quét dọn, chẻ củi], như câu tục ngữ thường nói: “tớ làm
việc tớ, chủ làm việc chủ.” Những kiến thức này, dù sao, chỉ là để phục vụ.
Tương tự như vậy, cũng có môn học cho chủ nhân, để dạy cho chủ nhân
biết cách sử dụng nô lệ; bởi vì chủ nhân đúng nghĩa không quan tâm đến
việc chiếm hữu nô lệ mà đến việc sử dụng nô lệ. Môn học này thật ra chẳng
có gì vĩ đại, cao sang: chủ nhân chỉ cần biết ra lệnh những gì cần làm và nô
lệ biết thi hành những điều đó. Cho nên, những chủ nhân [khôn ngoan] trao
việc điều hành nô lệ cho những người quản gia để dành thì giờ của họ cho
triết học và chính trị. Nhưng nghệ thuật chiếm hữu nô lệ một cách chính
đáng, khác với nghệ thuật làm chủ và khác với kẻ bị làm nô lệ vì bị bắt làm