hôm đó không hiểu tại sao tôi không cảm thấy hứng thú cho lắm. Ý nghĩ
đầu tiên vụt đến trong đầu: người bạn của tôi không bao giờ có thể nhìn
thấy vẻ đẹp lung linh ấy. Và lúc đó tôi tự hứa với lòng mình: “Một khi còn
sống trên đời, tôi còn nỗ lực giúp đỡ người mù!”.
Một học sinh có thể làm gì để giúp người khiếm thị? Tôi bắt đầu thu thập tư
liệu, làm quen với các huấn luyện viên dạy chó dẫn đường, liên hệ thư từ
với những người khiếm thị và cuối cùng, tôi viết nên cuốn sách về một cậu
bé mù và người bạn bốn chân của cậu – con chó dẫn đường Trison thuộc
giống Labrador. Tất nhiên, tôi đặt tên cho cuốn sách là “Cầu vồng tặng bạn”
(Bản dịch tiếng Việt có tựa đề “Chó dẫn đường phiêu lưu ký”).
Sau khi xuất bản ở Nga, cuốn sách lập tức được dịch ra tiếng Đức và được
Hội các nhà văn sáng tác bằng tiếng Nga của Cộng hòa Séc cho đăng tải
trên tạp chí Prague
chuyện cảm động không đến từ con người
Parnas, sau đó còn được dịch sang tiếng Bulgaria, tiếng Anh và tiếng Thụy
Điển. Một số nhà hảo tâm đã tài trợ cho kế hoạch xuất bản cuốn “Cầu vồng
tặng bạn” ở Nga bằng chữ nổi Braille trên giấy. Hiện cũng đang có dự án
xuất bản cuốn sách này bằng phiên bản điện tử để người khiếm thị có thể
đọc qua màn hình chữ nổi. Đây là một dự án rất tốn kém. Tuy nhiên, Quỹ
“Những trái tim đang sống” do tôi đề xướng hiện đang phát triển rất mạnh,
đã quyên được một số tiền khá lớn, đủ để thực hiện một số dự án có mục
đích giúp đỡ người khiếm thị ở Nga.
Nhưng có một điều đáng tiếc, không phải tất cả những người khiếm thị đều
có chương trình phần mềm đặc biệt để đọc sách điện tử, không phải ai cũng
có khả năng tài chính để có thể sở hữu màn hình chữ nổi Braille. Vì thế, rất
nhiều người khiếm thị yêu cầu xuất bản sách nói. Đối với họ, đó là phương
thức duy nhất để tiếp cận với nền văn học cổ điển và đương đại.