kiếm những tình huống thử thách để giữ đôi chân mình trên mặt đất. Cố gắng cởi
mở thay vì cho rằng mình đã biết mọi câu trả lời. Cư xử tử tế. Đừng trở thành vị
vua trong thế giới tưởng tượng của riêng minh.
Còn nếu thiếu tự tin ư? Không vấn đề gì cả. Bạn sẽ học nhanh hơn những kẻ
biết tuốt và có nhiều bạn bè hơn. Hãy tập trung nỗ lực vào những lĩnh vực có thể
định lượng, nội năng lực có thể được đo lường chính xác, để không phải dính vào
vụ đánh giá theo cảm nhận. (Không ai quan tâm chuyện tôi có tự tin hay không,
miễn là sách đọc ổn.) Hãy trở nên giỏi giang ở lĩnh vực mình biết, rồi sự tự tin sẽ
tăng lên. Và điều này sẽ đưa chúng ta đến bước tiếp theo...
Vẫn muốn tự tin hơn ư? Phải tự tìm nó thôi.
Tự tin là kết quả của thành công, chứ không phải nguyên nhân. Vậy thay vì
nghe theo lời khuyên phát sốt của tôi về vụ tự cảm thông, nếu như bạn vẫn muốn
tập trung vào sự tự tin, con đường chắc cú nhất chính là phải giỏi thứ mình đang
làm. Khi Daniel Chambliss nghiên cứu về những vận động viên bơi lội hàng đầu,
ông nhận ra rằng bằng việc tập trung vào những "chiến thắng nho nhỏ" mỗi ngày,
kỹ năng của họ dần phát triển và sự tự tin vào năng lực của họ cũng tăng theo.
Khi mang tư tưởng thi thố, ta sẽ luôn gặp lúc thi đấu không đúng sức và cảm thấy
mình thật là thất bại. Khi gặp thử thách, hãy tập trung vào việc cải thiện kỹ năng
của mình — chứ đừng nghĩ đến chuyện phải làm tốt hay trông thật ngầu. Nghiên
cứu cho thấy "những mục tiêu để cải thiện bản thân" giúp gia tăng động lực,
khiến cho nhiệm vụ thú vị hơn, và bổ sung thêm năng lượng. Và hiệu ứng này sẽ
lan đến những nhiệm vụ kế tiếp. Như thường lệ, hãy chọn đúng cái ao. Như G.
Richard Shell từ Wharton từng đề cập, ở quanh những người luôn tin tưởng vào
ta có thể "truyền tải sự kỳ vọng" và biến thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm,
giúp gia tăng sự tự tin. Bạn có thể tự tin hơn theo thời gian bằng sự khổ luyện.
Alfred Binet, người phát minh ra bài kiểm tra IQ, đã từng nói về trí thông minh
như sau, "Không phải lúc nào người ban đầu thông minh nhất cuối cùng cũng là
người thông minh nhất."
Đừng giả dối
Giả dối quá khó khăn và cái giá khi thất bại cực kỳ cao. Những lợi ích ngắn
hạn khi gây ấn tượng với người khác không đáng đánh đổi so với việc bị dán
nhãn không đáng tin và "chuyển đến Moldova." Thậm chí nếu thành công trong
việc đánh lừa người khác, điều đó cũng thường dẫn đến tình trạng lừa dối chính
bản thân mình, vốn là viễn cảnh nguy hiểm hơn hết thảy. Như Richard Feynman