đình." Ông tiếp tục: "Trong một khảo sát toàn quốc của YMCA năm 2000 về
thanh thiếu niên ở Mỹ, 21% đánh giá 'không có đủ thời gian với cha mẹ' là nỗi lo
lớn nhất." (Được rồi, khi nỗi lo của một thanh niên Mỹ thông thường ương bướng
là không được gặp cha mẹ đầy đủ, thì đó chắc chắn là vấn đề.)
Khi cảm thấy áp lực dữ dội phải thành công cả ở công việc lẫn gia đình, khi
luôn có sự lựa chọn và cảm giác như thể tội lỗi là của mình, chúng ta tuyệt vọng
tìm kiếm giải pháp. Một số người gạt các khía cạnh cuộc sống sang một bên để
phát triển những mặt còn lại. Laura Nash và Howard Stevenson, tác giả của
quyển Just Enough, và giáo sư Clay Christensen tại Harvard gọi chiến lược này là
chiến lược "trình tự." Quan điểm đại loại là Đầu tiên tôi sẽ làm công việc mình
ghét để Kiếm nhiều tiền, sau đó Tôi sẽ có gia đình, sau đó Tôi sẽ làm bất cứ thứ
gì mình muốn và hạnh phúc.
Tuy vậy, cách này không hiệu quả trong các mối quan hệ. Christensen thẳng
thắn chỉ ra rằng "vào thời điểm những vấn đề nghiêm trọng nổi lên trong các mối
quan hệ, thường là đã quá trễ để cứu vãn. Điều này có nghĩa là, nghịch lý thay,
thời điểm quan trọng nhất cần đầu tư vào việc xây dựng gia đình và tình bạn gắn
kết chính là khi vấn đề mới manh mún, trông như thể không có gì quan trọng."
Các tác giả của Just Enough xác nhận rằng điều này cũng đúng trong nghiên
cứu của họ với những nhà điều hành hàng đầu. Vâng, nhóm này khá là thành đạt
về sự nghiệp, nhưng phía sau bức màn mọi thứ nghe rất giống Ted Williams và
Albert Einstein: "Khi thăm dò thêm, chúng tôi nhận ra rằng rất nhiều người
không nghĩ cần phải làm tốt những mục tiêu khác của họ: gia đình, sức khỏe
doanh nghiệp trong dài hạn, xây dựng một nơi làm việc mọi người thật sự trân
trọng, xây dựng một tính cách vững vàng khi họ xuất hiện trước công chúng."
Chúng ta không thể cứ theo trình tự trong các mối quan hệ được. Các mối quan
hệ cần có sự chú tâm thường xuyên, ổn định. Như Ralph Waldo Emerson từng
nói, "Chúng ta luôn chuẩn bị sẵn sàng để sống, nhưng chẳng bao giờ thực sự sống
cả."
Được rồi, đã đủ u ám và đen tối rồi: Vậy ta có thể làm gì đây?
Ta cần một định nghĩa cá nhân về thành công. Nhìn xung quanh để xem
mình có đang thành công không không phải là một lựa chọn thực tế nữa. Cố trở
nên thành công khi so sánh với người khác rất nguy hiểm. Nó đồng nghĩa với
việc mức độ nỗ lực và đầu tư của ta là do họ quyết định, khiến ta phải chạy theo
với tốc độ cao nhất để đuổi kịp. Nói rằng mình muốn "là số 1" một cách mơ hồ là