những dấu mốc buồn: Cha ông bị đầu độc bởi bộ lạc kẻ thù, và có thời gian ông
bị bắt làm nô lệ. Ông chưa bao giờ được học đọc hay viết. Ông không được giáo
dục hay có nguồn lực hậu thuẫn như Alexander Đại đế. Nhưng ông chính là
Mozart trong lĩnh vực chiến lược quân sự. Giỏi đến nỗi, trên thực tế, đối thủ của
ông còn cáo buộc ông sử dụng ma thuật và giao lưu với ác quỷ để chiến thắng.
Làm thế nào một thanh niên mù chữ ở một nơi tồi tệ trong một thời điểm tồi
tệ chỉ trong 25 năm lại chinh phạt được một vùng lãnh thổ bao la, hơn cả những
gì người La Mã đã gầy dựng suốt 400 năm? Làm thế nào ông xây dựng được một
đế chế kéo dài liên tục hơn 19 triệu km? Và thực hiện với một đạo quân không
bao giờ lớn hơn con số 100.000 người, mà theo tác giả Jack Weatherford lý giải,
là "đạo quân có thể thoải mái nhét vừa một sân vận động thể thao lớn nhất ở kỷ
nguyên hiện đại"?
Mọi người trên thảo nguyên phản ứng với những chuyện khủng khiếp vừa
xảy ra với mình. Thiết Mộc Chân bước ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này. Ông
không phản ứng. Ông suy nghĩ về điều mình muốn. Và ông lên kế hoạch.
Trước tiên, ông đoàn kết các bộ tộc trên thảo nguyên. Ông phá vỡ cấu trúc
quan hệ họ hàng vốn khiến cho các bộ lạc du mục đắm chìm trong thù hận. Ông
thiết lập một chế độ nơi kỹ năng và lòng trung thành được tưởng thưởng, đồng
thời bỏ qua yếu tố huyết thống và chính trị. Ông bãi bỏ vụ bắt vợ và trừng phạt
nghiêm khắc những kẻ phá luật để ngăn chặn vòng xoáy thù hận vốn gây nhiều
thiệt hại cho khu vực. Ông loại bỏ tên của rất nhiều bộ lạc khác nhau. Tất cả họ
giờ đây đều là nhân dân của Đại Mông Cổ Quốc. Đến năm 1206, các bộ tộc
Mông Cổ du mục trên thảo nguyên được thống nhất hoàn toàn. Thiết Mộc Chân
sau đó được suy tôn là Thành Cát Tư Hãn.
Nội chuyện này không cũng đã là thành công kinh khủng rồi. Nhưng làm thế
nào ông có thể đánh bại những nền văn minh tiên tiến hơn, như Trung Hoa và
châu Âu? Làm thế nào ông có thể chiến thắng trước những đội quân khổng lồ
được luyện tập và trang bị tốt hơn với chỉ 100.000 người du mục? Ồ, ông cũng có
kế hoạch cho vụ này luôn.
Chiến lược của ông không phải là đánh bại đối thủ tại trò chơi của chính họ,
mà là sử dụng lợi thế tự nhiên từ người của mình. Người Mông Cổ đã cưỡi ngựa
từ năm 3 tuổi. Chỉ với sức người bình thường, không có công nghệ hiện đại nào,
họ đã giành chiến thắng trước các đội quân to lớn và trang bị tốt hơn bằng tốc độ
và sự cơ động. Jack Weatherford viết, "Kỹ thuật chiến đấu mới lạ của Thành Cát