CHÓ SỦA NHẦM CÂY - Trang 43

cảm thấy lừa dối là chuyện bình thường trong xã hội. Nó là thứ ai cũng "cảm
thông." Bạn có chạy đúng giới hạn tốc độ mọi lúc mọi nơi không? Tại sao
không? Ừ thì nguyên do cũng giống như một câu đùa về đạo đức mà ta hay nghe
mà thôi: Có 3 thể loại hành vi: "đúng," "sai," và "ai cũng làm vậy." Khi nhìn thấy
ai đó làm sai nhưng thoát tội, chúng ta cho rằng làm vậy cũng ổn thôi. Không ai
muốn làm kẻ ngốc tuân thủ luật lệ trong khi chẳng ai làm theo.

Các nghiên cứu cho thấy việc nghĩ rằng người khác không đáng tin tạo ra

một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Bạn cho rằng họ sẽ cư xử tệ, vậy nên bạn đừng tin
tưởng, đồng nghĩa với việc bạn không màng nỗ lực nữa và tạo ra một vòng xoáy
đi xuống. Không có gì ngạc nhiên khi những đội nhóm với chỉ 1 thành viên tha
hóa bị giảm hiệu quả công việc xuống đến 30-40%.

Vậy thì đúng là hành vi tư lợi cá nhân có thể phát huy tác dụng — nhưng chỉ

là vấn đề thời gian trước khi mọi người bắt đầu làm theo. Sau đó, tất cả sẽ cùng
chịu đựng kết cục giống như nền văn hóa tập trung vào cái tôi của Moldova, nơi
không có một giá trị nào được tạo ra bởi những con người muốn làm điều tốt đẹp.
Ruut Veenhoven nói, "Chất lượng của xã hội quan trọng hơn hắn vị trí của bạn
trong xã hội ấy." Tại sao lại như vậy? Robert Axelrod, một giáo sư khoa học
chính trị tại Đại học Michigan, lý giải, "Cư xử tệ có thể trông hứa hẹn lúc đầu,
nhưng trong dài hạn nó có thể phá hủy môi trường cần thiết để tạo dựng thành
công."

Đơn giản là, khi bạn bắt đầu trở nên ích kỷ, cư xử tư lợi và thủ đoạn kiểu

Machiavelli, người khác sẽ dần chú ý. Nếu họ báo thù trước khi bạn kịp leo lên
đỉnh cao quyền lực, bạn sẽ nhừ đòn. Nhưng thậm chí cả khi bạn thành công, vẫn
còn đó một vấn đề. Bạn đã cho kẻ khác thấy rằng con đường dẫn đến thành công
chính là phá luật, và bởi vì hành vi xấu có tính lây lan và người ta chỉ làm theo
những gì hiệu quả, nên họ cũng sẽ phá luật. Bạn sẽ tạo ra những kẻ gian trá giống
mình. Tiếp theo người tốt sẽ rời đi. Điều này tạo ra hiệu ứng gợn sóng: Bạn có
thể nhanh chóng tạo ra một nơi mình chẳng muốn làm việc nữa, giống Moldova
vậy. Một khi niềm tin không còn, mọi thứ khác cũng tèo theo. Khi mọi người
được khảo sát trong nhiều lĩnh vực — như công việc, thể thao, gia đình — rằng
họ muốn người khác có phẩm chất nào nhất, họ trả lời ra sao? Đáng tin cậy.

Để thực sự nhân rộng nỗ lực và thành công, ta phải vượt qua tính ích kỷ để

tạo niềm tin và đạt được sự hợp tác. Trớ trêu thay, ngay cả khi bạn muốn thành
công trong mảng tà đạo đi chăng nữa, bạn cũng phải thực hiện được điều này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.