Từ khi quen em, anh đã biết nỗi buồn
Và nỗi buồn cũng biết mặt anh
Ngày mai nếu nỗi buồn tìm đến
Cũng như là gõ cửa người quen…
Bạn nhớ lại mà xem, có phải điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là không có
ai gõ cửa nhà mình?
Tâm hồn chúng ta cũng vậy, chúng ta treo ngoài cửa sổ tâm hồn một quả
chuông nhỏ và thật khủng khiếp nếu tiếng chuông vui tai đó không một lần
vang lên.
Như vậy, nỗi buồn đã rung chuông tâm hồn một chú bé tám tuổi ngày tôi xa
con Tủn.
Tôi ngồi nhìn nó múc từng muỗng chè đưa vô miệng mà muốn khóc. Con
Tủn không khóc. Nó mê mải ăn. Nó ăn một lèo ba chén chè. Sau này tôi mới
biêt bọn con gái khi buồn khổ thường ăn nhiều. Có đứa nhờ thất tình mà mập
lên. Có vẻ như khi không còn dịp nói những lời yêu thương, cái miệng đã
hồn nhiên quay lại với chức năng nhai và nuốt. Nhiều cô bạn vừa ly hôn nói
với tôi: Ăn vậy thôi, chẳng thấy ngon lành gì, nhưng cơ thể cứ đòi hỏi phải
ăn. Hay thức ăn là thứ có thể lấp đầy nỗi buồn chăng?
Con Tủn trong buổi chiều chớm thu hôm đó cũng vậy. Chiếc muỗng đi qua
đi lại giữa chén chè và đôi môi nó như những chuyến bay khứ hồi gấp gáp,
tôi nhìn đến hoa cả mắt.
Nhưng ăn xong, vừa đặt chiếc muỗng xuống thì con Tủn bắt đầu khóc. Khi
ăn con Tủn ăn nhiều hơn tôi gấp ba lần. Và khi khóc, nó khóc nhiều hơn tôi
gấp sáu lần. Nước mắt đẫm mặt nó như thể nó đang ngồi dưới mưa. Khóc
một hồi, nó liếc tôi, đưa tay quẹt vội lên má rồi vùng chạy ra ngoài.
Vậy thôi, buổi chia tay hôm đó chỉ gói gọn trong hai động tác: ăn và khóc.
Không ai nói với ai được câu nào. Tôi có biết bao điều muốn nói với con
Tủn. Rằng tôi rất mến nó, mặc dù bao giờ chơi trò vợ chồng tôi cũng cưới
con Tí sún làm vợ. Nhưng rốt cuộc tôi đã không nói gì. Ngay cả câu đơn
giản nhất là chúc nó lên đường bình an, tôi cũng không kịp thốt ra.
Mười năm sau, tôi gặp lại con Tủn khi tôi lên thành phố học đại học.( Thằng