1969 ở Connecticut. Tháng Tám cùng năm ấy, Bobby Seale, thủ lĩnh
Báo Đen, bị bắt và bị kết tội giết người.
Alex Rackley là một tên chỉ điểm của F.B.I. và Bobby Seale, theo
cảnh sát, đã tham gia “hỏi cung” và hành quyết người thanh niên này,
theo lối “tra tấn” cũ của chúng ta, mà quân đội ta ở Algérie và cả quân
nổi dậy Algérie đều đã từng biết đến. Rackley tham gia phong trào
Báo Đen được gần tám tháng: thời gian trùng khớp, và nếu quả đúng
là cậu thanh niên đó thì thật dễ giải thích cho cơn trầm uất của cậu ta.
Hẳn là bấy giờ cậu ta vừa quyết định phản bội...
Nhưng chẳng quan trọng cái chuyện có thật đúng là cậu ta không.
Dù ta tiếp cận vấn đề từ phía nào, cũng chỉ thấy toàn là khiêu khích,
chỉ điểm, thâm nhập, ghê rợn và đau khổ, chẳng lầm vào đâu được.
Điều tiêu biểu, là trong vụ này còn một “con cừu” khác, George Sams
Jr, hai mươi ba tuổi, kẻ đã tố giác Bobby Seale. Và chuyện này lại đặt
ra những câu hỏi và những giả thiết còn hấp dẫn hơn nữa... Bobby
Seale là lãnh tụ cuối cùng của phong trào Báo Đen còn được tự do.
Làm sao có thể tóm anh ta? Bằng cách báo cho anh ta biết là có một
tên phản bội trong phong trào... Bắt đầu từ đó, mọi việc không thể
không diễn ra như đã dự kiến... Có phải Rackley bị những người đã
dùng cậu ta hy sinh có tính toán chăng?
Tôi cố xác định thật rõ chuyện này - tôi đã báo trước với các bạn
rồi đấy - tôi chỉ đưa ra những giả thiết để diễn tả phần nào cái bầu
không khí bị đầu độc, tàn bạo, đầy hoài nghi và bất an, ngờ vực, khiêu
khích và giới nghiêm trong đó những nhà hoạt động da đen phải sống.
Tôi ra khỏi nơi đó, chán nản, phẫn nộ và có tội. Lẽ ra tôi phải tự
kìm mình lại. Nhưng tôi tự nhủ: tình trạng này rất dễ lây. Phải ở trong
một trạng thái cân bằng hoàn hảo mới không để bị làm mất cân bằng
bởi những kẻ mất cân bằng.
Tôi đã bắt đầu chán ngấy vấn đề da đen, điều đó, cuối cùng,
khiến tôi hiểu ra được một chút rất, rất, rất nhỏ những gì chính đám
quần chúng da đen đang phải cảm nhận. Tôi cảm thấy cái nhu cầu