trai, nay hai mươi sáu tuổi và là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Vài
người trong số những kẻ đối thoại với tôi định chạy trốn, tôi giữ họ lại
bằng cách ném ra từ “de Gaulle”
thần diệu. Tôi đã đến nước sắp nói
với họ là de Gaulle cũng có dòng máu da đen đấy, nhưng tôi tự kiềm
chế được, dẫu sao tôi cũng không có quyền Do Thái hóa nước Pháp,
vậy đó, các bạn hiểu tôi muốn nói gì rồi. Tôi đành bằng lòng chỉ nói
với họ rằng de Gaulle là người làm chứng trong đám cưới của tôi ở
Bangui và ông ta là cha đỡ đầu cho cậu con trai da đen Cộng sản Pháp
của tôi. Cái đám người tử tế ấy lặng ngắt đi, và những lời chia buồn
của họ với gia đình vợ tôi càng thêm chân thành gấp bội.
Tuy nhiên tôi chẳng thể giận trách họ: họ mang nặng sau lưng
bao thế kỷ nô lệ. Tôi không nói những người da đen. Tôi nói về những
người da trắng. Đã hai thế kỷ nay họ là nô lệ của những thành kiến,
những định kiến chí thánh được sùng kính truyền nối từ đời cha sang
đời con, và họ bị trói chặt bởi cái nghi thức vĩ đại của những thành
kiến, chúng là cái khuôn siết chặt đầu óc người ta lại, cũng giống như
những đôi giày ngày xưa đã làm biến dạng đôi chân các cô gái Trung
Hoa ngay từ lúc còn bé. Tôi cố kìm mình lại, trong khi người ta giải
thích cho tôi một lần nữa rằng “anh không thể hiểu được, bên Pháp
các anh đâu có mười bảy triệu người da đen”. Quả vậy: nhưng chúng
tôi có năm mươi triệu người Pháp, đấy cũng chẳng phải là chuyện đùa.
“Anh nên hiểu rằng đó không phải là chuyện ngược đãi những người
da đen. Chúng tôi để cho họ được hưởng mọi quyền lợi của họ. Nhưng
cái lối trộn giống chẳng bao giờ thành công đâu.”
Đêm ấy tôi ôm trong vòng tay mình cô vợ trẻ đang thổn thức
khóc và nỗi tuyệt vọng của cô đối với tôi là lời trách móc cảm nhận
thấu tận tim gan vốn không xa lạ với những người quan niệm rằng cái
chất đàn ông ở con người trước hết là nhu cầu được đem đến sự bao
bọc, bênh vực và bù đắp. Chưa bao giờ, trong những nỗi đau khổ của
tôi, tất cả những gì khiến tôi trở thành một con người lại lên tiếng chất