CHÓ TRẮNG - Trang 71

VIII

Chúng tôi hạ cánh xuống Chicago. Hai cửa hàng lớn thuộc loại

Giá rẻ đang bốc cháy ở vùng ngoại vi khu phố da đen. Một trận hỏa
hoạn có tính chất tội phạm. Trong phòng đợi, vài hành khách da đen
và da trắng nhìn làn khói bốc lên trên màn hình vô tuyến. Cô tiếp viên
trẻ đứng sau quầy rưng rưng nước mắt.

- Cơ sự này rồi sẽ đi đến đâu? Cả nền văn hóa của chúng ta đang

sụp đổ...

Ở đây người ta dùng từ “văn hóa” theo nghĩa là “văn minh”.

Trước hết tôi muốn thấy mặt, tích cực của sự việc: một cô gái Mỹ bình
thường ở vùng Trung Tây đứng sau quầy của một đường bay thảm hại
nói với tôi về “văn hóa” và hoàn toàn có ý thức về cái được mất.

Chúng tôi nhìn cửa hàng đang bùng cháy trên màn hình. Chuyện

vừa xảy ra sáng nay, còn mới tinh, và tôi cảm thấy dễ chịu. Tôi cảm
thấy dễ chịu vì tôi yêu nước Mỹ. Tôi vui mừng thấy nó đang động đậy,
nó đau đớn, có thể nó sẽ bừng tỉnh dậy. Chiến tranh Việt Nam là điều
tệ hại nhất có thể xảy đến cho đất nước Việt Nam, nhưng là điều tốt
nhất có thể xảy đến cho nước Mỹ: nó chấm dứt những niềm tin chắc,
nó đặt lại vấn đề, nó đòi lột xác. Tôi không biết nước Mỹ mới sẽ ra
sao, nhưng tôi biết cuộc bùng nổ da đen sẽ ngăn nó khỏi thối ruỗng tại
chỗ trong tình trạng bất động của những cấu trúc trơ ì trên những hầm
móng vô hình. Nước Mỹ sẽ được cứu bởi thách thức màu đen,
challengea mà Toynbee

*

đã nói đến, rằng các nền văn minh chấn

hưng bằng cách chuyển vị lẫn nhau. Hoặc là chúng tiêu vong đi.

Một người khuân vác da đen đội mũ lưỡi trai đỏ, đứng cạnh cô

tiếp viên trẻ, lắc đầu:

- Vẫn là bọn họ làm đấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.