- Được đấy, cứ mà xéo nát trái tim tôi đi. Cứ mà nói với tôi về
con mèo Xiêm đang bị ốm của anh đi. Đúng lúc đấy.
Một tiếng nổ sau lưng tôi: một trong những người da đen vừa
ném một cái chai vào vô tuyến. Nó sôi lên một lúc rồi chết ngấm.
- The bastards... Bọn khốn kiếp.
Anh ta có lý. Từ khi xảy ra vụ ám sát, một lô một lũ tất cả các đài
liên tục ca ngợi Martin Luther King - và, sáu tuần lễ trước đó, Edgar
Hoover, ông chủ vĩnh cửu và bất di bất dịch của F.B.I., đã chửi King
trên mặt báo là “tên nói dối vĩ đại nhất toàn cầu”. Điện thoại của
Martin Luther King bị nhà cầm quyền liên bang theo dõi ngày đêm,
với sự cho phép khẩn cấp của người cầm đầu nền công lý Mỹ lúc ấy,
là thượng nghị sĩ Bob Kennedy, mà sau đó người ta thấy đi theo sau
quan tài cạnh bà góa phụ. Sáu tuần lễ trước, chính Carmichael
, lúc
này danh tiếng chống người da trắng của anh ta đang ở thời kỳ đỉnh
cao, đã gọi King là coon
, một từ còn lăng nhục hơn cả nigger## nữa.
Phong trào của người truyền bá chủ nghĩa bất bạo lực lúc ấy coi như
chấm dứt và bản thân ông như đã “bị chôn vùi” rồi. Ông chỉ cần chết
đi để được tái sinh. Những gì đang phát trên vô tuyến đặc biệt đáng
ghê tởm: một hàng dài những khuôn mặt da trắng và da đen hót những
lời ngợi ca nhân vật từng là người đầu tiên thét lớn “Black is
beautiful”.Giọng tang tóc của các xướng ngôn viên, lời đường mật
chảy như lũ, phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí: cái lối cũ kỹ tự
chuộc lấy một chút lương tâm bằng cách hối hận và rêu rao tội lỗi của
mình lên. Suốt đời tôi, tôi chưa bao giờ thấy cái gì tương tự như sự
khám phá ra một con người sau khi người ấy đã chết như thế này, một
con người mà bốn mươi tám giờ trước cả thiên hạ đã vứt xéo đi. Tôi
thấy thích hơn cái thái độ vô sỉ thẳng thắn của tên khốn nạn da trắng
mà chúng tôi đã nghe thấy tuyên bố trong sảnh khách sạn sau vụ ám
sát:
- Rốt cuộc, đã làm được một việc tốt. A good job well done.