Nếu như ở đây, hiệu lực của những chân lý của ông Đuy-rinh ngay cả đối
với mọi thế giới khác có thể có, lại được nêu lên với tư cách là một ngoại lệ
ngay từ đầu, chứ không phải ở cuối chương, thì điều đó có lý do đầy đủ của
nó. Một khi đã xác định trước hết rằng những quan niệm của ông Đuy-rinh
về đạo đức và chính nghĩa là có hiệu lực đối với tất cả các thế giới, thì
người ta lại càng dễ mở rộng một cách bổ ích hiệu lực ấy cho tất cả các thời
đại. Và ở đây cũng vẫn là những chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng, không hơn
không kém.
Thế giới đạo đức "cũng như thế giới của trí thức phổ biến... có những
nguyên tắc vĩnh hằng và những yếu tố giản đơn của nó", những nguyên tắc
đạo đức "đứng trên lịch sử và trên cả những sự khác biệt hiện nay về tính
chất đấu tranh... Những chân lý đặc thù - trong quá trình phát triển, ý thức
đạo đức đầy đủ hơn, và có thể nói là lương tâm, được hình thành nên từ
những chân lý đó - có thể, trong chừng mực chúng được nhận thức đến tận
những cơ sở cuối cùng của chúng, đòi hỏi có một hiệu lực và một tầm quan
trọng giống như những chân lý của toán học và những sự vận dụng toán
học. Những chân lý thật sự thì nói chung không biến đổi... thành thử thật là
điên rồ nếu hình dung rằng sự đúng đắn của nhận thức phải tuỳ thuộc vào
thời gian và những sự thay đổi hiện thực". Vì vậy, tính xác thực của tri thức
nghiêm túc và sự vừa tầm của nhận thức thông thường - khi ở trong một
trạng thái minh mẫn, -không cho phép chúng ta được hoài nghi hiệu lực
tuyệt đối của các nguyên tắc của trí thức. "Ngay cả bản thân sự hoài nghi
dai dẳng cũng đã là một trạng thái yếu đuối bệnh tật, và chẳng qua chỉ là
biểu hiện của một sự lẫn lộn không thể cứu vãn được, một sự lẫn lộn đôi
khi tìm cách tạo ra cái vẻ bề ngoài vững chắc nào đó bằng cách nhận thức
một cách có hệ thống về sự vô giá trị của mình. Trong các vấn đề đạo đức,
để phủ nhận những nguyên tắc phổ biến, người ta bám vào tính chất nhiều
vẻ về mặt địa lý và lịch sử của những phong tục và những nguyên tắc và
chỉ cần khoác cho nó cái tính tất yếu không thể tránh khỏi của cái xấu và
cái ác, là nó đã có thể hoàn toàn bác bỏ ý nghĩa nghiêm túc và hiệu quả
thực tế của những động cơ đạo đức trùng hợp. Cái chủ nghĩa loài nghi ăn
mòn đó - một chủ nghĩa không nhằm chống lại những học thuyết giả cá biệt