CHỐNG DUHRING - Trang 111

đạo đức sẽ không còn nữa, mỗi người sẽ có thể hành động tuỳ ý - Đó cũng
là ý kiến của ông Đuy-rinh, nếu chúng ta loại bỏ cái vỏ sấm truyền của nó
đi. Nhưng không thể giải quyết vấn đề một cách đơn giản như vậy đâu. Nếu
điều đó quả thực đơn giản như vậy, thì đã chẳng có một cuộc tranh luận về
điều thiện và điều ác, khi mỗi người đều đã biết cái gì là thiện và cái gì là
ác rồi. Nhưng hiện nay, tình hình như thế nào ? Ngày nay người ta đang
truyền bá trong chúng ta thứ đạo đức nào ? Trước hết đó là đạo đức phong
kiến thiên chúa giáo, do những thời kỳ tín ngưỡng trước kia để lại; đến lượt
nó, đạo đức này về cơ bản lại chia thành đạo đức thiên chúa giáo và đạo
đức tin lành, nhưng không phải vì thế mà không chia nhỏ thành nhiều
nhánh phụ nữa, từ đạo đức thiên chúa giáo dòng gia tô và đạo đức tin lành
chính thống cho đến đạo đức khai sáng phóng túng. Bên cạnh những đạo
đức đó, có đạo đức tư sản cận đại, rồi bên cạnh đạo đức này, lại có đạo đức
vô sản của tương lai, thành thử chỉ riêng trong các nước tiên tiến ở Châu
âu, quá khứ, hiện tại và tương lai đã đề xuất ba nhóm lớn những học thuyết
về đạo đức, đều có giá trị song song với nhau và cùng tồn tại bên cạnh
nhau. Vậy thì đạo đức nào là chân chính? Không có đạo đức nào là chân
chính cả, nếu nói theo ý nghĩa tuyệt đối cuối cùng; nhưng đạo đức nào hiện
nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, tiêu biểu cho tương lai, tức là đạo
đức vô sản, thì đạo đức đó có một số lượng nhiều nhất những nhân tố hứa
hẹn một sự tồn tại lâu dài.
Nếu chúng ta thấy rằng ba giai cấp trong xã hội hiện đại, giai cấp quý tộc
phong kiến, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, mỗi giai cấp đều có đạo đức
riêng của mình, thì từ đó chúng ta chỉ có thể rút ra kết luận nói rằng con
người ta, dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút những quan niệm
đạo đức của mình ra từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí
giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản
xuất và trao đổi.
Tuy vậy trong ba học thuyết về đạo đức kể trên, vẫn có nhiều điều chung
cho cả ba : phải chăng cái đó ít ra cũng là một mảnh nhỏ của đạo đức vĩnh
cửu? - Những thuyết đạo đức đó tiêu biểu cho ba giai đoạn khác nhau của
cùng một sự phát triển lịch sử, do đó cả ba đều có một bối cảnh lịch sử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.