những từ ngữ có tính chất giáo điều và đạo đức như sai lầm và chân lý; trái
lại, chúng ta thấy những từ ngữ này có mặt nhan nhản trong các trước tác
như triết học hiện thực trong đó người ta muốn bắt chúng ta coi những lời
lẽ ba hoa rỗng tuếch là kết quả tối cao của tư duy tối cao.
Nhưng, một độc giả ngây thơ nào đó có thể hỏi rằng vậy ở chỗ nào ông
Đuy-rinh đã nói một cách rõ ràng là nội dung triết học hiện thực của ông ta
là một chân lý cuối cùng, tuyệt đỉnh? ở chỗ nào ? Đúng thế, ví dụ như trong
đoạn ông ta tán dương hệ thống của ông ta (tr.13) mà chúng tôi đã trích dẫn
ở chương II[29]. Hay như trong câu nói đã dẫn ở trên kia[30], ông ta nói
rằng: những chân lý đạo đức, trong chừng mực chúng được hiểu đến tận
gốc rễ cuối cùng của chúng, đều đòi hỏi phải có một giá trị giống như
những định lý của toán học. Và ông Đuy-rinh há đã chẳng khẳng định rằng
xuất phát từ quan điểm thực sự phê phán của ông ta và nhờ công trình
nghiên cứu đến tận gốc rễ của ông ta cho nên ông ta đã đạt tới những cơ sở
cuối cùng đó, tới những sơ đồ cơ bản, do đó đã đem lại cho những chân lý
đạo đức cái tính chất tuyệt đỉnh cuối cùng đầy ứ ? Hoặc là nếu ông Đuy-
rinh đòi hỏi sự thừa nhận đó không phải cho bản thân ông ta mà cũng
không phải cho thời đại của ông ta, nếu ông ta chỉ muốn nói rằng một ngày
kia, trong một tương lai mù mịt, những chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng sẽ có
thể được xác lập, tức là nếu ông ta muốn nói một cách gần đúng nhưng mơ
hồ hơn, một cái gì tương tự với "chủ nghĩa hoài nghi ăn mòn" và "sự lẫn
lộn không thể cứu chữa được", - nếu thế thì "làm ầm ĩ lên như vậy để làm
gì, ngài cần cái gì chứ?"
Nếu như trong vấn đề chân lý và sai lầm, chúng ta đã chẳng tiến được chút
nào thì trong vấn đề thiện và ác, tình hình lại càng tồi tệ hơn nữa. Sự đối
lập này chỉ vận động trong lĩnh vực đạo đức, tức là một lĩnh vực thuộc về
lịch sử loài người, và chính trong lĩnh vực này, những chân lý tuyệt đỉnh
cuối cùng hiếm có hơn hết. Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại
này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều
đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau - Nhưng sẽ có người cãi lại
rằng dù sao điều thiện cũng vẫn không phải là điều ác, điều ác không phải
là điều thiện; nếu thiện và ác bị nhét vào cùng một bị với nhau thì mị tính