CHỐNG DUHRING - Trang 108

hoài nghi ăn mòn, còn tồi tệ hơn cả chủ nghĩa hư vô đơn thuần, là sự hỗn
độn mơ hồ và những điều đáng yêu khác cùng một loại. Cũng giống như
mọi nhà tiên tri khác, ở đây ông Đuy-rinh không xem xét và nhận định một
cách khoa học và phê phán, mà chỉ đùng đùng nổi giận một cách đạo đức
mà thôi.
Trên đây, đáng lẽ chúng ta còn có thể nhắc đến những khoa học nghiên cứu
quy luật tư duy của con người: lôgic học và phép biện chứng. Nhưng ở đây,
tình hình của những chân lý vĩnh cửu cũng không có gì tốt đẹp hơn. ông
Đuy-rinh tuyên bố phép biện chứng theo đúng nghĩa của nó là một điều
thuần tuý vô nghĩa, và rất nhiều sách đã được viết hay sẽ còn được viết về
lôgich học, đều chứng tỏ đầy đủ rằng trong những sách đó, những chân lý
tuyệt đỉnh cuối cùng rất hiếm thấy chứ không như nhiều người vẫn tưởng.
Vả chăng, chúng ta chẳng việc gì phải hoảng sợ khi thấy rằng trình độ nhận
thức của chúng ta hiện nay cũng vẫn chưa phải đã là tột đỉnh hơn so với tất
cả những trình độ trước đây. Trình độ hiện nay đã bao quát được một khối
lượng vật liệu nhận thức to lớn và đòi hỏi một sự chuyên môn nghiên cứu
rất sâu đối với mỗi một người nào muốn thật sự nắm được một ngành khoa
học nào đó. Còn kẻ nào đem vận dụng tiêu chuẩn của một chân lý thật sự,
bất biến, tuyệt đỉnh cuối cùng, vào những tri thức do chính bản chất của
chúng mà hoặc vẫn phải mang tính chất tương đối đối với một chuỗi dài
những thế hệ và phải được hoàn thiện dần từng mảnh một, hoặc thậm chí -
như trong thiên thể học, địa chất học, lịch sử nhân loại - phải mãi mãi là
thiếu sót và không hoàn thiện chỉ vì một lý do là thiếu tài liệu lịch sử, - thì
kẻ đó chỉ chứng tỏ sự ngu dốt và thiếu hiểu biết của bản thân, ngay cả khi
như trường hợp ở đây, cái tham vọng cho mình là không thể sai lầm không
phải là nguyên nhân thật sự của tất cả những điều đó. Chân lý và sai lầm,
cũng giống như tất cả những tính quy định của tư duy[1] đang vận động
trong những mặt đối lập hoàn toàn, chỉ có giá trị tuyệt đối trong một phạm
vi cực kỳ hạn chế; như chúng ta vừa thấy điều đó và như ông Đuy-rinh
cũng có thể biết được nếu ông ta làm quen chút ít với những yếu tố sơ đẳng
nhất của phép biện chứng, những yếu tố này chính là nói đến tính không
đầy đủ của tất cả những đối lập hoàn toàn. Một khi chúng ta đem ứng dụng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.