CHỐNG DUHRING - Trang 107

này, kẻ nào đi tìm những chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng, những chân lý thật
sự, nói chung không biến đổi, thì kẻ đó sẽ chẳng kiếm được là bao, ngoài
những điều nhạt nhẽo và những điều nhàm tai loại tốt nhất, ví dụ như: nói
chung không có lao động thì người ta không thể không sống được, người ta
cho đến nay thường chia ra thành kẻ thống trị và kẻ bị trị, Napoléon chết
ngày mồng 5 tháng năm 1821, v.v..
Nhưng, điều đáng chú ý là chính trong lĩnh vực này, chúng ta lại thường rất
hay gặp những cái gọi là những chân lý vĩnh cửu, những chân lý tuyệt đỉnh
cuối cùng v.v... Những sự thật như hai lần hai là bốn, chim thì có mỏ, và
những sự thật khác cùng loại như thế chỉ được tuyên bố là chân lý vĩnh cửu
bởi người nào có ý định, từ sự tồn tại của những chân lý vĩnh cửu nói
chung, rút ra cái kết luận nói rằng trong lĩnh vực lịch sử nhân loại cũng có
những chân lý vĩnh cửu, - đạo đức vĩnh cửuu, chính nghĩa vĩnh cửu, v.v..., -
đòi có một giá trị mà một lĩnh vực hoạt động tương tự như giá trị và lĩnh
vực hoạt động của chân lý và sự ứng dụng của toán học. Và khi đó, chúng
ta có thể tin chắc rằng cũng chính anh bạn ấy của nhân loại, hễ có dịp là sẽ
tuyên bố với chúng ta rằng tất cả những người trước đây chế tạo ra những
chân lý vĩnh cửu đều ít nhiều là những con lừa và kẻ bịp bợm, tất cả đều
mắc sai lầm, đều phạm khuyết điểm; song những sai lầm của họ và khuyết
điểm của họ là một điều hợp với quy luật của tự nhiên và chứng minh rằng
chân lý và cái đúng chỉ có ở anh ta; và anh ta, nhà tiên tri vừa mới xuất thế,
đã có sẵn chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng, đạo đức vĩnh cửu, chính nghĩa vĩnh
cửu trong túi của mình. Tất cả những điều đó đã xảy ra hàng trăm và hàng
ngàn lần khiến cho người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng vẫn còn
có những người khá cả tin để tin vào điều đó, không phải khi nói đến người
khác, ồ không! mà là khi nói đến chính họ. Tuy vậy, ở đây, ít ra chúng ta
cũng đang đứng trước một trong những nhà tiên tri như thế, một nhà tiên tri
cũng nổi ngay cơn thịnh nộ hết sức đạo đức - như người ta vẫn thường làm
trong những trường hợp như vậy - khi những người khác phủ nhận khả
năng một cá nhân nào đó có thể tìm ra được chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng.
Phủ nhận như thế, thậm chí chỉ hoài nghi thôi, cũng đều là dấu hiệu của sự
yếu đuối, là một sự lầm lẫn không sao cứu vãn được, là hư vô, là chủ nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.