CHỐNG DUHRING - Trang 109

sự đối lập giữa chân lý và sai lầm ra ngoài phạm vi chật hẹp mà chúng ta đã
chỉ ra ở trên, thì sự đối lập ấy trở thành tương đối và do đó không thích hợp
với phương thức biểu hiện khoa học chính xác; nhưng nếu chúng ta có ứng
dụng sự đối lập ấy ra ngoài lĩnh vực nói trên như là sự đối lập tuyệt đối thì
chúng ta sẽ hoàn toàn thất bại; một cực trong hai cực của mặt đối lập ấy sẽ
biến thành cái đối lập với nó, chân lý sẽ trở thành sai lầm và sai lầm sẽ trở
thành chân lý. Chúng ta hãy lấy định luật nổi tiếng của Boyle làm ví dụ,
theo định luật này thì dưới một nhiệt độ không thay đổi, thể tích của những
chất khí tỷ lệ nghịch với áp lực mà những chất khí đó phải chịu. Regnault
đã phát hiện ra rằng định luật này không đúng đối với một số trường hợp.
Nếu Regnalult là một nhà triết học hiện thực thì hẳn ông ta đã phải nói
rằng: định luật Boyle là có thể biến đổi, vậy nó quyết không phải là một
chân lý thật sự, vậy nói chung nó không phải là một chân lý, vậy nó là một
sai lầm. Nhưng nói như vậy thì ông sẽ phạm vào một sai lầm còn lớn hơn
nhiều so với cái sai lầm nằm trong định luật Boyle; cái hạt chân lý của ông
sẽ biến mất trong một đống cát sai lầm; do đó ông ta sẽ biến cái kết quả
đúng đắn ban đầu của ông thành một sai lầm mà so với nó thì định luật
Boyle, với chút sai lầm vốn có của nó, lại hoá ra là một chân lý. Nhưng là
một nhà khoa học, Regnault đã không để cho mình rơi vào những trò trẻ
con như vậy, ông đã tiếp tục nghiên cứu và thấy rằng nói chung, định luật
Boyle chỉ là gần đúng; đặc biệt nó mất hiệu lực của nó đối với những chất
khí do áp lực mà có thể biến thành chất lỏng, hơn nữa là khi áp lực lên tới
gần điểm ở đó bắt đầu diễn ra bước chuyển sang trạng thái lỏng. Như vậy
tức là định luật Boyle chỉ đúng trong những giới hạn nhất định. Nhưng
trong những giới hạn ấy, nó có tuyệt đối, vĩnh viễn đúng không? Không
một nhà vật lý học nào dám khẳng định như vậy cả. Họ sẽ nói rằng định
luật Boyle có hiệu lực đối với một số khí nào đó, trong những giới hạn nhất
định về áp lực và nhiệt độ: và trong phạm vi những giới hạn đã thu hẹp lại
đó, họ vẫn sẽ không loại trừ khả năng thu hẹp hơn nữa hoặc sẽ phải nêu
quy luật ấy một cách khác đi do có những sự nghiên cứu về sau này"[1]. Đó
là tình hình của những chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng trong vật lý học chẳng
hạn. Vì vậy những công trình thật sự khoa học thường thường tránh dùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.