chung và chỉ riêng lý do đó cũng đã khiến cho chúng không thể không có
nhiều yếu tố chung. Hơn thế nữa. Đối với những giai đoạn phát triển kinh
tế giống nhau hay gần giống nhau thì những học thuyết về đạo đức tất phải
ít nhiều trùng hợp với nhau. Từ khi sở hữu tư nhân về động sản phát triển
thì tất cả các xã hội trong đó sở hữu tư nhân ấy chiếm ưu thế, tất phải theo
có chung một lời răn về đạo đức: không được trộm cắp. Có phải vì thế mà
lời răn này trở thành một lời răn của đạo đức vĩnh cửu không? Hoàn toàn
không phải. Trong một xã hội mà mọi động cơ đẩy tới trộm cắp đều bị loại
trừ, do đó dần dần hầu như chỉ có những người mắc bệnh tinh thần mới
phạm tội trộm cắp, thì một nhà truyền bá đạo đức nào cứ muốn trịnh trọng
tuyên bố cái chân lý vĩnh cửu: không được trộm cắp, sẽ bị người ta chê
cười đến thế nào!
Vì vậy, chúng ta gạt bỏ mọi mưu toan muốn buộc chúng ta phải nhận bất cứ
một giáo điều đạo đức nào, coi đó là quy luật đạo đức vĩnh viễn, cuối cùng,
mãi mãi không thay đổi, với cái lý do rằng thế giới đạo đức cũng có những
nguyên lý vĩnh hằng của nó, những nguyên lý đứng trên lịch sử và trên
những sự khác biệt về dân tộc. Ngược lại chúng ta khẳng định rằng, xét cho
đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản
phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Và vì cho tới nay xã hội
đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn
luôn là đạo đức của giai cấp: hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích
của giai cấp thống trị, hoặc là - khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh - nó
tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và cho lợi ích tương
lai của những người bị áp bức. Ở đây đối với đạo đức cũng như đối với tất
cả các ngành tri thức khác của nhân loại, nói chung người ta thấy có một sự
tiến bộ - đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng chúng ta vẫn chưa
vượt qua được khuôn khổ đạo đức giai cấp. Một đạo đức đức thực sự có
tính người, đứng trên những đối lập giai cấp và trên mọi hồi ức về những
đối lập ấy, chỉ có thể có được một trình độ xã hội trong đó người ta không
những đã thắng được những đối lập giai cấp mà còn quên được những đối
lập ấy trong đời sống thực tiễn. Còn bây giờ thì xin hãy đánh giá xem ông
Đuy-rinh đã tự phụ đến mức nào, khi ông ta, từ trong lòng của xã hội cũ có