nhiên".
Còn ở ông Đuy-rinh, thì
"những luận điểm chủ yếu của khoa học chính xác về cơ học, vật lý học và
khoa học", v.v., được dùng làm cơ sở.
Cái cơ sở ấy như thế nào thì chúng ta đã thấy rồi. Nhưng để cho những
người khác cũng có thể xét đoán được chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn một
chút về cái ví dụ mà Mác đã nêu ra trong lời chú thích đã nói đến của ông.
Vấn đề nói đến ở đây là những dãy đồng đẳng của các hoá hợp các bon, mà
người ta biết được một số lớn, mỗi hoá hợp này có một công thức đại số về
thành phần cấu tạo của riêng nó. Ví dụ, như người ta vẫn thường làm trong
hoá học, nếu chúng ta biểu hiện một nguyên tử các bon bằng C, một
nguyên tử hydrô bằng H, một nguyên tử ôxy bằng O2 và số nguyên tử các
bon trong mỗi hoá hợp bằng n, thì chúng ta có thể trình bày những công
thức phân tử của một vài dãy đồng đẳng ấy như sau :
CnH2n + 2 - Dãy pa-ra-phin thường
CnH2n+ 2 O - Dãy rượu sơ cấp
CnH2nO2 - Dãy a-xít béo hoá trị một.
Hãy lấy dẫy sau cùng làm ví dụ và lần lượt lấy n = 1, n = 2, n = 3, v.v.., thì
chúng ta đạt được những kết quả sau đây (không kể những chất đồng
phân):
CH2O2 - axit phô-mích - điểm sôi 100o ; điểm chảy 1o
C2H4O2 - axit a-xê-tích - điểm sôi 118o ; điểm chảy 17o
C3H6O2 - axit prô-pi-ô-ních - điểm sôi 140o ; điểm chảy 17o
C4H8O2 - axit bu-ti-rích - điểm sôi 162o ; điểm chảy 17o
C5H10O2 - axit va-lê-ri-a-ních - điểm sôi 175o ; điểm chảy 17o
v.v..., cho đến C30H60O2, a xít mêlixich, 80o mới hoá lỏng và không có
điểm sôi, vì nó không thể bay hơi mà không phân huỷ.
Như vậy là ở đây, chúng ta thấy cả một loạt những vật thể khác nhau về
chất được hình thành do sự cộng thêm đơn giản về lượng của các nguyên
tố, và việc cộng thêm đó bao giờ cũng theo một tỷ lệ như nhau. Điều này
biểu hiện dưới dạng thuần tuý nhất ở nơi nào mà tất cả các nguyên tố của
chất hoá hợp thay đổi về lượng theo một tỷ lệ bằng nhau; ví dụ như ở