trên. Chỉ có sau đó và trong những đoạn bàn luận khác nhau soi sáng và
chứng thực rằng không phải bất kỳ một số giá trị nhỏ nào cũng đủ để biến
thành tư bản, và về mặt này thì mỗi thời kỳ phát triển, mỗi ngành công
nghiệp đều có một giới hạn tối thiểu nhất định của nó, - chỉ sau khi nói rõ
những điều đó, Mác mới nhận xét: "ở đây cũng như trong khoa học tự
nhiên, tính chất đúng đắn của cái quy luật do Hegel phát hiện trong quyển
lôgich học của ông đã được chứng thực, theo đó thì những sự thay đổi
thuần tuý về lượng đến một điểm nào đó, sẽ chuyển thành những sự khác
nhau về chất". Và bây giờ thì xin độc giả hãy khâm phục cái lối hành văn
cao nhã và tôn quý nhờ nó mà ông Đuy-rinh đã gán cho Mác một điều trái
ngược lại với lời Mác đã nói trong thực tế. Mác nói : cái sự thật là một số
giá trị chỉ có thể biến thành tư bản khi nào nó đạt đến một số lượng tối
thiểu - mặc dầu khác nhau tuỳ theo trường hợp, nhưng trong mỗi trường
hợp cá biệt thì lại là một số lượng nhất định, - sự thật đó là một bằng chứng
về tính chât đúng đắn của quy luật của Hebel. Còn ông Đuy-rinh thì lại gán
cho Mác là đã nói rằng: Vì theo quy luật của Hegel, lượng biến thành chất,
"cho nên một khoản ứng trước, khi đạt đến một giới hạn nào đó... thì trở
thành tư bản". Như vậy là hoàn toàn ngược lại với lời của Mác.
Cái thói trích dẫn lời người khác một cách sai lạc như thế "vì lợi ích của
chân lý hoàn toàn" và "vì những nghĩa vụ đối với đám công chúng đã thoát
khỏi những sự ràng buộc của hàng hội", thì chúng ta đã biết qua việc ông
Đuy-rinh phân tích lý luận của Darwin. Thói đó ngày càng có ra là một tất
yếu bên trong của triết học hiện thực, và quả thật đó là một "phương pháp
rất tổng quát". Chúng ta sẽ không cần phải nói đến cái việc là ông Đuy-rinh
gán cho Mác rằng dường như Mác nói đến bất kỳ một "khoản ứng trước"
nào, trong lúc đó thì ở đây Mác chỉ nói đến một khoản ứng trước chi cho
nguyên liệu, tư liệu lao động và tiền công; và như vậy là ông Đuy-rinh đã
cố ý gán cho Mác một điều hoàn toàn vô nghĩa. Rồi sau đó, ông ta lại còn
trắng trợn đến mức cho rằng cái điều vô nghĩa do chính ông tạo ra đó là
khôi hài. Cũng như trước kia ông ta đã nặn ra một Darwin tưởng tượng để
thử sức mình với Darwin, thì ở đây cũng thế, ông ta cũng tạo ra một Mác
tưởng tượng. quả là một "lối viết sử cao nhã" thật !