tín, sự bất công, đặc quyền và áp bức phải nhường chỗ cho chân lý vĩnh
cửu, cho chính nghĩa vĩnh cửu, cho bình đẳng đã được xác lập trong giới tự
nhiên, và cho những quyền bất khả xâm phạm của con người.
Hiện nay chúng ta biết rằng vương quốc của lý tính ấy chẳng qua chỉ là
vương quốc được lý tưởng hoá của giai cấp tư sản; rằng chính nghĩa vĩnh
cửu đã được thực hiện trong chế độ tư pháp tư sản; rằng sự bình đẳng quy
lại là bình đẳng tư sản trước pháp luật; rằng một trong những nhân quyền
cơ bản nhất của con người mà người ta đã tuyên bố, là quyền sở hữu tư sản;
nhà nước của lý tính - Khế ước xã hội của Rousseau - đã thể hiện và chỉ có
thể thể hiện ra như là nền cộng hoà dân chủ tư sản. Tất cả những nhà tư
tưởng vĩ đại của thế kỷ XVIII, cũng như những tiền bối của họ, không thể
vượt qua những khuôn khổ mà thời đại của họ đã quy định cho họ.
Nhưng bên cạnh sự đối lập giữa quý tộc phong kiến với giai cấp tư sản còn
có sự đối lập chung giữa những kẻ bóc lột và những kẻ bị bóc lột, giữa
những người giàu lười biếng và những người nghèo lao động. Chính tình
hình đó đã làm cho các đại biểu của giai cấp tư sản có thể mạo nhận mình
là đại biểu không phải của một giai cấp riêng biệt, mà chỉ là đại biểu của
toàn thể nhân loại đau khổ. Không phải chỉ có thế. Từ lúc mới xuất hiện,
giai cấp các nhà tư bản không thể tồn tại nếu không có công nhân làm thuê;
và tương ứng với việc người thợ cả phường hội thời trung cổ phát triển
thành người tư sản cận đại, người thợ bạn phường hội và người làm công
nhật không ở trong phường hội cũng phát triển thành người vô sản. Và mặc
dầu xét về toàn bộ, trong các cuộc đấu tranh chống giới quý tộc, giai cấp tư
sản có quyền tự nhận mình cũng là đại biểu cho các giai cấp lao động thời
bấy giờ, nhưng trong mỗi phong trào lớn của giai cấp tư sản, lại xuất hiện
những phong trào độc lập của giai cấp vốn là tiền thân ít nhiều phát triển
của giai cấp vô sản hiện đại. Ví dụ, phong trào của Thomas Munzer trong
thời kỳ Cải cách tôn giáo và Chiến tranh nông dân ở Đức; phái bình
quân[12] trong cuộc Đại cách mạng Anh; Babeuf trong cuộc Đại cách
mạng Pháp. Ngoài những cuộc đấu tranh cách mạng vũ trang ấy của một
gia cấp chưa trưởng thành, còn có những biểu hiện lý luận tương ứng: trong
thế kỷ XVI và XVII, có những sự miêu tả không tưởng về những chế độ xã