của bản thân nó; và vì chân lý tuyệt đối không phụ thuộc vào thời gian,
không gian và sự phát hiện ra lúc nào và ở đâu, là một việc thuần tuý ngẫu
nhiên. Đồng thời chân lý, lý tính và chính nghĩa tuyệt đối lại khác nhau ở
mỗi người sáng lập ra một trường phái; và vì ở mỗi người sáng lập ra
trường phái đó, mỗi loại chân lý, lý tính và chính nghĩa tuyệt đối đặc biệt
đó lại còn do trí tuệ chủ quan, điều kiện sinh hoạt, khối lượng kiến thức và
trình độ phát triển tư duy của họ quyết định, vì thế trong sự xung đột giữa
các chân lý tuyệt đối ấy không thể có một giải pháp nào khác ngoài việc
chúng tự san bằng lẫn nhau mà thôi. Do đó, không thể có được một cái gì
khác hơn là một thứ chủ nghĩa xã hội trung bình có tính chất chiết trung,
giống như cho đến nay nó vẫn đang thực tế thống trị trong đầu óc của phần
lớn thứ chủ nghĩa xã hội ở hai nước Anh và Pháp, một thứ chủ nghĩa xã hội
triết trung cho phép có những sắc thái cực kỳ đa dạng và là một mớ hỗn
độn mà người ta lại càng dễ có hơn, chừng nào những góc cạnh sắc bén
chính xác của những bộ phận cấu thành của nó càng bị bào mòn đi trong
cái dòng tranh cãi, giống như những hòn cuội trong giòng nước chảy. Muốn
làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một khoa học thì trước hết phải đặt nó
vào một cơ sở hiện thực.
Trong thời gian ấy, cùng với nền triết học Pháp thế kỷ XVIII và tiếp theo
sau nó, nền triết học mới ở Đức đã ra đời và đã đạt tới đỉnh cao nhất của nó
với Hegel. Công lao lớn nhất của nó là đã quay trở lại phép biện chứng, coi
đó là hình thức cao nhất của tư duy. Những nhà triết học Hy-lạp cổ đại đều
là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và Aristoteles, bộ óc bách khoa
nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình ảnh căn bản
nhất của tư duy biện chứng. Trái lại, nền triết học mới, mặc dầu nó cũng có
những đại biểu xuất sắc của phép biện chứng (ví dụ như Descartes và
Spinoza), nhưng đặc biệt do ảnh hưởng của triết học Anh, nó ngày càng bị
sa vào cái gọi là phương pháp tư duy siêu hình là phưong pháp tư duy hầu
như cũng hoàn toàn chi phối những người Pháp trong thế kỷ XVIII, ít nhất
cũng là trong những công trình chuyên bàn về triết học của họ. Nhưng
ngoài lĩnh vực triết học hiểu theo đúng nghĩa của nó ra, họ cũng để lại cho
chung ta nhiều tuyệt tác về phép biện chứng; chúng ta chỉ cần nhớ lại cuốn