CHỐNG DUHRING - Trang 203

hàng ngang. Từ nay trở đi , mọi mưu toạn đẩy bất kỳ những đơn vị mật tập
nào vào dưới hoả lực của kẻ thù cũng đều bị từ bỏ, và về phía người Đức,
cuộc chiến đấu chỉ được tiến hành bằng những tuyền tán binh dầy dặc mà
thôi, những tuyền tán binh mà ngay trước đây dưới làn mưa đạn của kẻ thù,
các đội hình hàng dọc thường cũng đã tự động phân tán thành, nhưng vẫn
bị các sĩ quan cao cấp luôn luôn chống lại, coi đó là trái kỷ luật. Cũng như
trong phạm vi hoạt động của hoả lực địch, từ nay trở đi, vọt tiền đã trở
thành hình thức di chuyển duy nhất. Một lần nữa, lính tỏ ra khôn ngoan hơn
sĩ quan; chính anh ta, người lính, do bản năng mà đã tìm ra được hình thức
chiến đấu duy nhất tỏ ra là thích hợp từ trước đến nay dưới làn đạn của cây
súng lên đạn bằng quy lát, và bất chấp sự chống đối của cấp chỉ huy, họ vẫn
thực hiện nó một cách đầy thắng lợi.
Chiến tranh Đức - Pháp đã đánh dấu một bước ngoặt có một ý nghĩa khác
hẳn tất cả bước ngoặt trước kia. Một là vũ khí đã rất hoàn hảo đến nỗi
không còn có thể có một tiến bộ mới nào khả dĩ gây ra được một ảnh
hưởng đảo lộn nào đó. Khi mà người ta đã có những đại bác có thể bắn
trúng được một tiểu đoàn chừng nào mắt người ta còn phân biệt được nó,
và có những cây súng có thể ngắm và bắn trúng từng người một cách cũng
thành công như thế, hơn nữa việc lắp đạn lại đòi hỏi ít thời gian hơn là việc
ngắm bắn, - thì tất cả những sự tiến bộ khác đều ít nhiều không quan trọng
đối với dã chiến. Như vậy là về mặt này kỷ nguyên phát triển đã chấm dứt
về căn bản. Nhưng hai là, cuộc chiến tranh đó đã buộc tất cả những nước
lớn trên lục địa phải thi hành chế độ quân hậu bị của Phổ một cách mạnh
hơn ở nước mình và đo đó phải mang một gánh nặng quân sự làm cho
những nước đó nhất định phải phá sản sau vài năm. Quân đội đã trở thành
mục đích chủ yếu của nhà nước, trở thành một mục đích tự nó; nhân dân
chỉ còn tồn tại để cung cấp binh lính buôn binh lính mà thôi. Chủ nghĩa
quân phiệt thống trị và ngốn hết châu âu. Nhưng chủ nghĩa quân phiệt đó
cũng mang trong lòng nó mầm mống của sự tiêu vong của nó. Sự cạnh
tranh giữa các nước bắt buộc các nước đó một mặt, phái tiêu tốn mỗi năm
ngày càng nhiều tiền hơn để duy trì quân đội, hạm đội, đại bác v.v.. do đó
ngày càng đẩy mạnh sự sụp đổ về mặt tài chính, mặt khác, là ngày càng coi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.