trọng chế độ nghĩa vụ quân sự phổ biến, và do đó rút cục phải làm cho toàn
dân quen với việc sử dụng vũ khí, thành thử đến một lúc nào đó, nhân dân
có thể thực hiện được ý chí của mình bất chấp giới chỉ huy quân sự. Và lúc
đó sẽ đến , khi mà quần chúng nhân dân - tức là công nhân thành thị và
nông thôn, và nông dân có một ý chí. Đến lúc đó, quân đội của vua chúa
biến thành quân đội của nhân dân, bộ máy từ chối không làm việc nữa, chủ
nghĩa quân phiệt tiêu vong do tính chất biện chứng của chính ngay sự phát
triển của nó. Điều mà phái dân chủ tư sản năm 1848 đã không thể thực hiện
được chính vì nó là dân chủ tư sản chứ không phải vô sản , - cụ thể là đem
lại cho quần chúng lao động một ý chí mà nội dung phù hợp với địa vị giai
cấp của họ - thì chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thực hiện được. Và điều đó
có nghĩa là chủ nghĩa quân phiệt, và cùng với nó là tất cả những quân đội
thường trực, đều bị nổ tung từ bên trong.
Đó là một trong những bài học của lịch sử bộ binh hiện đại của chúng ta.
Bài học thứ hai làm cho chúng ta lại nghĩ đến ông Đuy-rinh, là toàn bộ tổ
chức và phương thức chiến đấu của quân đội, và do đó , thắng lợi và thất
bại, đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện
kinh tế , vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng
và số lượng của dân cư và của kỹ thuật. Chỉ có một dân tộc chuyên đi săn
như người Mỹ mới có thể phát minh ra lại đội hình bộ binh phân tán - và họ
là những dẻ đi săn chỉ vì những lý do thuần tuý kinh tế, cũng như hiện nay
vì lý do thuần tuý kinh tế mà cũng chính người Yankee đó của các bang cũ
đã biến thành nông dân, nhà công nghiệp, nhà hàng hải và nhà buôn, họ
không bắn lẻ tẻ trong những rừng già nữa, nhưng lại càng bắn giỏi trên
trường đấu cơ, ở đó họ cũng đã tiến được rất xa trong nghệ thuật sử dụng
quần chúng- Chỉ có một cuộc cách mạng như cách mạng Pháp, giải phóng
người tư sản và nhất là người nông dân về mặt kinh tế, mới có thể tìm ra
được hình thức quân đội có tính chất quần chúng, đồng thời lại tìm ra được
cả những hình thức vận động tự do làm cho những đội hình dàn hàng ngang
cứng nhắc xưa kia, - phản ánh chủ nghĩa chuyên chế mà những đội hình đó
chiến đấu để bảo vệ , ở trong ngành quân sự - phải tan vỡ. Và những tiến
bộ về kỹ thuật, một khi chúng đã có thể áp dụng và được áp dụng vào lĩnh