sắt khổng lồ có chân vịt chạy bằng hơi nước, có trọng tải từ 800 đến 9000
tấn, và từ 6000 đến 8000 sức ngựa, có những pháo đài quay, với 4 và nhiều
lắm là 6 cỗ đại bác hạng nặng, và trước mũi tàu, dưới đường mớn nước có
một búa đâm nhô ra dùng để đánh đắm các tàu địch; đó là một cái máy
khổng lồ duy nhất, trên đó hơi nước không những đẩy tàu chạy nhanh lên
phía trước mà còn dùng để lái tàu, hạ và cát neo , xoay các pháo đài, quay
súng và lắp đạn, bơm nước, hạ hay cắt ca-nô - bản thân những ca-nô này
một phần cũng dùng hơi nuớc để chạy v.v.. Và việc chạy đua giữa vỏ thép
và hiệu lực của đại bác còn lâu mới chấm dứt, đến mức là hiện nay, mỗi
một chiếc tàu hầu như thường thường không sao đáp ứng được những yêu
cầu đề ra cho nó và trước khi hạ thuỷ thì đã lỗi thời rồi. Tàu chiều hiện đại
không những là một sản phẩm mà đồng thời còn là một kiểu mẫu của nền
công nghiệp lớn hiện đại, một nhà máy nổi tuy chủ yếu là một nhà máy sản
xuất việc lãng phí tiền bạc. Nước nào trong đó công nghiệp lớn phát triển
nhất, thì hầu như nắm độc quyền đóng những hạng tàu đó. Tất cả những
thiết giáp hạm Thổ, hầu hết các thiết giáp hạm Nga, phần lớn các thiết giám
hạm Đức đều đóng ở Anh; những tấm vỏ thép ít nhiều có thể dùng được
hầu hết chỉ được chế tạo ở Sheffield; trong số ba nhà máy luyện kim có thể
đúc được những đại bác hạng nặng nặng nhất ở châu âu, thì hai cái (
Wiilwwick và Elswick ) là ở Anh, còn cái thứ (Krupp) là ở Đức. ở đây
người ta thấy một cách cụ thể nhất rằng vì sao mà "bạo lực chính trị trực
tiếp" mà ông Đuy-rinh cho là "nguyên nhân quyết định của tình hình kinh
tế", trái lại, lại hoàn toàn phục tùng tình hình kinh tế; rằng tại sao không
những việc chế tạo, mà cả việc sử dụng công cụ bạo lực trên mặt biển, tức
là tàu chiến nữa, cũng đều trở thành một ngành đất của nền công nghiệp lớn
hiện đại. Và không ai khó chịu về sự diễn biến như thế của tình hình hơn là
chính bản thân bạo lực, tức là nhà nước vì hiện nay mỗi chiếc tàu cũng tốn
bằng cả một hạm đội nhỏ trước kia, nhà nước ấy phải tận mắt thấy rằng
những chiến tầu đắt tiền đó, ngay trước khi hạ thuỷ cũng đã trở thành lỗi
thời rồi, nghĩ là đã mất giá trị và nhà nước chắc chắn cũng cảm thấy bực
dọc chẳng kém gì ông Đuy-rinh khi thấy rằng trên boong tàu con người của
"tình hình kinh tế", tức là người kỹ sư , bây giờ lại quan trọng hơn con