CHỐNG DUHRING - Trang 233

bởi những chi phí nhằm duy trì số lao động cần thiết để sản xuất ra hàng
hoá đó, nghĩa là trong xã hội hiện nay thì được quy định bởi tiền công.
Trong tường hợp đó, trong tiền công của mình, mỗi công nhân được nhận
giá trị của sản phẩm lao động của mình và như thế thì việc giai cấp các nhà
tư bản bóc lột giai cấp công nhân làm thuê là một điều không thể có được.
Giả dụ rằng những chi phí để duy trì một công nhân trong một xã hội nhất
định là ba đồng mác. Trong trường hợp đó, theo lý luận của khoa học kinh
tế tầm thường trên đây, sản phẩm trong một ngày có giá trị là ba đồng mác.
Bây giờ chúng ta lại giả dụ rằng nhà tư bản thuê người công nhân ấy lấy
được từ sản phẩm đó ra một lợi nhuận, một khoản thuế là một mác và đem
bán sản phẩm đó lấy bốn đồng mác. Các nhà tư bản khác cũng đều làm như
thế. Nhưng khi đó người công nhân cũng không thể trang trải cuộc sống
hàng ngày của mình với ba đồng mác được, người đó cần phải có bốn đồng
mác mới sống được. Vì tất cả những điều kiện khác đều được giả định là
không thay đổi, nên tiền công biểu hiện bằng tư liệu sinh hoạt cũng phải y
nguyên như cũ, tiền công biểu hiện bằng tiền phải tăng lên, cụ thể là tăng từ
ba lên bốn mác một ngày. Cái mà những nhà tư bản bòn rút được của giai
cấp công nhân dưới hình thức lợi nhuận, thì họ phải trả lại cho giai cấp
công nhân dưới hình thức tiền công. Thế là chúng ta vẫn cứ ở nguyên một
chỗ như lúc ban đầu : nếu tiền công quy định giá trị , thì không thể có tình
trạng nhà tư bản bóc lột người công nhân. Nhưng khi đó cũng không thể
hình thành một số sản phẩm dư ra được, bởi vì theo giả thiết của chúng ta,
người công nhân sản xuất được bao nhiêu giá trị thì cũng tiêu dùng hết bấy
nhiêu. Và vì các nhà tư bản không sản xuất ra giá trị, nên cũng không thể
hình dung được là họ sống bằng cái gì. Và nếu hiện nay vẫn có một số dư
của sản xuất so với tiêu dùng, tức là một quỹ sản xuất và dự trữ như vậy,
hơn nữa nó lại nằm ở trong tay các nhà tư bản, thì không còn có một cách
giải thích nào khác ngoài cách giải thích rằng công nhân chỉ tiêu dùng vào
việc sinh sống của mình cái giá trị của hàng hoá thôi, còn bản thân hàng
hoá thì họ để lại cho các nhà tư bản sử dụng.
Hoặc giả là cái quỹ sản xuất và dự trữ đó thật sự nằm trong tay giai cấp các
nhà tư bản, nếu cái quỹ đó thật sự nẩy sinh từ việc tích trữ lợi nhuận (tạm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.