là do những chi phí sản xuất quyết định ;
để chống lại điều đó, Carey lại "nhấn mạnh cái chân lý là không phải các
chi phí sản xuất , mà là các chi phí tái sản xuất quyết định giá trị " ("Lịch
sử phê phán ", tr 401).
Các chi phí sản xuất hay tái sản xuất đó là như thế nào, điều đó sau đây
chúng ta sẽ nói tới ; còn ở đây thì chúng ta chỉ nhận xét rằng, như mọi
người đã biết, những chi phí đó bao gồm có tiền công và lợi nhuận của tư
bản. Tiền công biểu hiện " sự tiêu phí sức lực " đã nhập vào hàng hoá, biểu
hiện giá trị sản xuất. Lợi nhuận biểu hiện khoản thuế hay khoản phụ gia
vào giá cả, biểu hiện giá trị phân phối, mà nhà tư bản nhờ độc quyền của
mình và nhờ có lưỡi kiếm trong tay đã cưỡng bức được. Và như thế là toàn
bộ sự rối rắm mâu thuẫn của lý luận của ông Đuy-rinh về giá trị cuối cùng
được kết thúc bằng một sự rõ ràng, hài hoà một cách tuyệt đẹp.
Việc quy định giá trị hàng hoá bằng tiền công, ở Adam Smith thì thường
còn hay lẫn lộn với quy định giá trị bằng thời gian lao động , -- việc quy
định như thế từ thời Ricardo đã bị loại khỏi khoa kinh tế khoa học rồi và
hiện nay nó chỉ lưu hành trong khoa kinh tế tầm thường mà thôi. Chính bọn
nịnh hót đê tiện nhất của chế độ tư bản chủ nghĩa hiện tồn là bọn truyền bá
cái ý kiến cho rằng tiền công quyết định giá trị , đồng thời lại hình dung lợi
nhuận của nhà tư bản như là một loại tiền công cao nhất, một thứ tiền trả
cho sự nhịn ăn tiêu ( vì nhà tư bản không chè chén hết tư bản của hắn ), một
thứ tiền thưởng cho sự mạo hiểm, một khoản tiền trả cho sự quản lý xí
nghiệp, ..v..v.. ông Đuy-ring chỉ khác họ ở chỗ là ông tuyên bố rằng lợi
nhuận là cướp bóc. Nói một cách khác, ông Đuy-rinh trực tiếp xây dựng
chủ nghĩa xã hội của mình trên cơ sở những học thuyết của khoa kinh tế
tầm thường thuộc loại tồi nhất. Cái chủ nghĩa xã hội của ông ta cũng có giá
trị giống như khoa học kinh tế tầm thường. Số phận của chúng gắn liền
không thể tách rời nhau.
Tuy vậy, điều sau đây cũng đã rõ : cái mà công nhân sản xuất ra cái tốn
kém cho người đó là hai cái hoàn toàn khác nhau, cũng giống như cái mà
một chiếc máy sản xuất ra và cái tốn kém cho chiếc máy đó. Giá trị mà một
công nhân tạo ra trong một ngày lao động mười hai giờ thì tuyệt đối không