"Mặc dù có hai quan điểm trong việc thừa nhận một giá trị sản xuất và một
giá trị phân phối, nhưng luôn luôn vẫn còn một cái gì chung làm cơ sở, với
tư cách là một đồ vật, cấu thành tất cả mọi giá trị, và vì vậy mọi giá trị cũng
được đo bằng cái đó. Thước đo trực tiếp, tự nhiên, là sự tiêu phí sức lực và
đơn vị đơn giản nhất là sức lực con người theo nghĩa thô sơ nhất của danh
từ đó. Sức lực đó của người quy lại là thời gian sinh tồn, và sự tự duy trì
của nó lại là sự khắc phục một tổng số nhất định những khó khăn về thức
ăn và sinh sống. Giá trị phân phối hay giá trị chiếm hữu chỉ tồn tại thuần
tuý và độc nhất ở chố nào cái quyền chi phối những vật không sản xuất ra,
hay nói một cách thông thường hơn, ở chỗ nào mà bản thân những vật ấy
được đổi lấy những công việc hay những vật có giá trị sản xuất thực sự. Cái
nhân tố đồng nhất đã được chỉ ra và được đại biểu trong mọi biểu hiện giá
trị và do đó, cả trong những bộ phận cấu thành giá trị bị chiếm hữu thông
qua sự phân phối không phải bỏ lao động ra để đền bù lại: " cái nhân tố
đồng nhất là sự tiêu phí sức lực con người ... thể hiện ra ...trong mọi hàng
hóa."
Về điều này, chúng ta cần phải nói gì ở đây ? Nếu tất cả những giá trị hàng
hoá đều được đo bằng sự tiêu phí sức lực con người đã nhập vào hàng hoá,
thì giá trị phân phối, số phụ gia vào giá cả, việc đánh thuế, còn lại ở đâu ?
Thật ra ông Đuy-ring nói với chúng ta rằng ngay những vật không sản xuất,
nghĩa là không thể có một giá trị theo đúng ý nghĩa của nó được, cũng có
thể có một giá trị phân phối và đổi được những vật sản xuất ra và có một
giá trị. Nhưng đồng thời ông ta cũng nói lại rằng tất cả mọi giá trị, do đó kể
cả giá trị phân phối thuần tuý và độc nhất nữa, đều là sự tiêu phí sức lực đã
được nhập vào trong chúng. Tiếc thay ở đây chúng ta không biết được rằng
như thế nào là một sự tiêu phí sức lực lại nhập được vào một vật không do
lao động sản xuất ra. Dù sao thì trong tất cả cái mớ bòng bong giá trị đó, rốt
cuộc hình như một điều đã rõ : với giá trị phân phối, với khoản phụ gia
cưỡng bức cộng vào giá cả thông qua địa vị xã hội, với việc đánh thuế nhờ
lưỡi kiếm, một lần nữa cũng chẳng đi đến đâu cả : những giá trị của hàng
hoá chỉ được quyết định bởi sự tiêu phí sức lực con người , vulgo là bởi lao
động đã nhập vào trong những hàng hoá đó. Như vậy là không kể đến địa