nhiều lắm cũng chỉ lại chứng tỏ sự dốt nát của bản thân ông ta mà thôi. Ví
dụ:
"Thu nhập thu được từ lao động thì gọi là tiền công; thu nhập mà một
người nào đó thu được từ việc sử dụng tư bản thì gọi là lợi nhuận. Thu
nhập chỉ bắt nguồn từ ruộng đất thì gọi là địa tô và thuộc về người địa
chủ... Khi tất cả các loại thu nhập khác nhau đó thuộc về những người khác
nhau, thì dễ phân biệt; nhưng nếu các loại đó thuộc về một người thôi, thì
người ta thường lẫn lộn các loại đó với nhau, ít ra là trong ngôn ngữ hàng
ngày. Một người địa chủ tự mình canh tác một phần ruộng đất của mình thì
sau khi đã trừ những chi phí canh tác đi rồi người đó phải nhận được cả địa
tô của người địa chủ lẫn lợi nhuận của người tá điền. Nhưng người đó sẽ dễ
dàng gọi - ít ra thì cũng trong ngôn ngữ hàng ngày, tất cả số tiền lời của
mình là lợi nhuận, và như thế là đã lẫn lộn địa tô với lợi nhuận. Đa số các
chủ đồn điền ở Bắc Mỹ và Tây âu đều ở trong tình trạng đó; số đông họ cấy
cầy ruộng đất của chính họ và chính vì thế mà chúng ta ít nghe thấy nói đến
địa tô của đồn điền, mà chỉ thấy nói đến lợi nhuận mà đồn điền đó đem
lại... Một người làm vườn tự tay mình trồng trọt lấy mảnh vườn riêng của
mình thì bao gồm trong con người cuả anh ta người địa chủ, người tá điền
và người công nhân. Vì vậy, sản phẩm của anh ta phải trả cho anh ta địa tô
của địa chủ, lợi nhuận của người ta điền và tiền công của công nhân. Tuy
vậy tất cả những cái đó thường được coi là sản phẩm của lao động của anh
ta; ở đây người ta lẫn lộn địa tô và lợi nhuận với tiền công".
Đoạn này ở chương sáu, quyển một cuốn sách của Adam Smith. Như thế là
trường hợp tự kinh doanh đã được nghiên cứu cách đây hơn một trăm năm
rồi, và những sự nghi ngại và băn khoăn đã làm cho ông Đuy-rinh quá bận
tâm như thế, chỉ là do sự dốt nát của bản thân ông ta thôi.
Rốt cuộc, ông thoát khỏi tình trạng lúng túng bằng một mánh khoé táo bạo:
Lợi nhuận của người tá điền dựa trên sự bóc lột "sức lao động nông nghiệp"
và vì vậy rõ ràng nó là "một bộ phận địa tô", vì nó mà "toàn bộ địa tô" -
thực ra đáng lẽ phải vào túi của người địa chủ - bị giảm bớt đi.
Điều này khiến chúng ta biết được hai việc. Một là, người tá điền làm
"giảm bớt" địa tô của người địa chủ, thành thử theo ông Đuy-rinh, không