một cách công khai hơn và mạnh mẽ hơn. Những mối liên hệ cũ bị dãn ra,
những chướng ngại cũ bị phá bỏ, những người sản xuất ngày càng biến
thành những người sản xuất hàng hóa độc lập và phân tán. Tình trạng vô
chính phủ trong sản xuất xã hội bộc lộ ra bên ngoài và ngày càng bị đẩy
đến chỗ cùng cực. Nhưng công cụ chủ yếu nhất mà phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa dùng để làm tăng thêm tình trạng vô chính phủ ấy trong
sản xuất xã hội, chính là cái đối lập trực tiếp với tình trạng vô chính phủ; đó
là sự tổ chức ngày càng tăng thêm của sản xuất, với tính cách là sản xuất xã
hội ở trong từng xí nghiệp sản xuất cá biệt. Chính là nhờ cái đòn bẩy ấy mà
phương thức sản xuất tư bản chủ ngiữ đã chấm dứt tình trạng ổn định hòa
bình trước kia. Trong bất cứ ngành công nghiệp nào mà phương thức sản
xuất ấy thâm nhập vào thì nó đều không để cho những phương pháp sản
xuất cũ cùng tồn tại với nó. Ở nơi nào mà nó khống chế được nền thủ công
nghiệp thì nó liền tiêu diệt nền thủ công nghiệp cũ. Địa bàn của lao động
biến thành một bãi chiến trường, những phát kiến lớn về địa lý và những
công cuộc thực dân hóa tiếp sau những phát kiến ấy làm tăng thêm gấp bội
số thị trường tiêu thụ và đẩy nhanh việc biến thủ công nghiệp thành công
trường thủ công. . Đấu tranh không phải chỉ nổ ra giữa những người sản
xuất cá thể trong từng địa phương; những cuộc đấu tranh địa phương đến
lượt chúng, lại phát triển thành những cuộc đấu tranh giữa các nước, thành
những cuộc chiến tranh thương nghiệp trong thê kỷ XVII và XVIII. Cuối
cùng đại công nghiệp và sự tạo ra thi trường thế giới đã làm cho cuộc đấu
tranh lan rộng khắp nơi và đồng thời đem lại cho nó một tính chất kịch liệt
chưa từng thấy. Giữa những nhà tư bản cá biệt cũng như giữa cả những
ngành sản xuất và giữa cà các nước, sự thuận lợi của những điêu kiện tự
nhiên hoặc nhân tạo của sản xuất quyết đinh sự sống còn cửa họ. Kẻ thất
bại bị loại trừ thẳng tay. Đó chính là quy luật của Darwin vẽ cuộc đấu tranh
của sự sinh tồn cá nhân, được chuyền từ giới tự nhiên vào xã hội một tính
chất mãnh liệt gấp bội. Quan điểm tự nhiên của thú vật biểu hiện ra đỉnh
cao nhất của sự phát triển của loài người. Mâu thuẫn giữa sự sản xuất xã
hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa tái hiện ra thành sự đối lập giữa tính
chất có tổ chức của sản xuất trong mỗi công xưởng riêng biệt với tình trạng