CHỐNG DUHRING - Trang 323

đang biểu hiện ra thành một "nhu cầu" mở rộng về chất và về lượng một
nhu cầu khinh thường mọi sức chống lại. Sức chống lại ấy được tạo thành
bởi tiêu dùng, sự tiêu thụ, thị trường cho các sản phẩm của đại công nghiệp.
Nhưng khả năng mở rộng của thị trường, về chiều rộng và chiều sâu, lại bị
chi phối trước hết bởi những quy luật khác hẳn, tác động kém mạnh mẽ hơn
nhiều. Sự bành trướng của thị trường không theo kịp sự mở rộng sản xuất.
Sự xung, đột là không thể tránh được, và vì nó không thể có giải pháp nào
khi nó còn chưa làm nổ tung bản thân phương thức sán xuất tư bản chủ
nghĩa, cho nên sự xung dột ấy trở thành có tính chất chu kỳ. Nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa sản sinh ra một "vòng luẩn quẩn " mới.
Thật vậy, từ năm 1825, tức là lúc nổ ra cuộc tổng khủng hoảng thứ nhất thì
cứ khoảng mười năm một, toàn thể giới công nghiệp và thương nghiệp, nền
sản xuất và trao đổi của tất cả các dân tộc văn minh cũng như của những xứ
phụ thuộc ít nhiều dã man của họ lại bị lệch đường ray một lần. Thương
nghiệp ngừng trệ, thị trường bị tràn ngập, sản phẩm chết lại hàng đống và
không bán được, tiền mặt biến mất, tín dụng chấm dứt, các công xưởng
ngừng hoạt động quần chúng lạo động thiếu tư liệu sinh hoạt vì đã sản xuất
ra quá nhiều tư liệu sinh hoạt, các cuộc vỡ nợ nối tiếp nhau, những cuộc
phát mại cũng nối tiếp nhau. Tình trạng đình trệ kéo dài hàng mấy năm
liền, các lực lượng sản xuất cũng như sản phẩm đều lãng phí và hủy hoại
hàng đống, cho dẽn khi cuôi cùng những đông hàng hóa đã tích lại đã vợi
đi do mất giá nhiều hay ít, cho đến khi sản xuất và trao đổi dần dần phục
hồi trở lai. Dần dần sự vận động ấy ngày càng nhanh thêm, chuyển sang
nước kiệu, nước kiệu công nghiệp chuyển sang nước phi rồi từ đó chuyển
sang nước đại điên cuồng của một cuộc steeple-chase thực sự của công
nghiệp, thương nghiệp tín dụng và đầu cơ, để rồi cùng sau những bước
nhảy nguy hiểm nhất rơi vào cái hố phá sản. Và cứ mãi như vậy mãi. Mới
từ năm 1825 đến nay, chúng ta đã trải qua năm cuộc khủng hoảng, và giờ
đây (1877), chúng ta đang trải qua cuộc khủng hoảng thứ sau. Và tính chất
của cuộc khủng hoảng ấy rõ rệt đến mức là Fourier đã nắm được thực chất
của tất cả những cuộc khủng hoảng ấy khi gọi cuộc khủng hoảng thứ nhất
là crise pléthorique, tức là khủng hoảng thừa[93].

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.