CHỐNG DUHRING - Trang 325

một sức mạnh ngày càng tăng, cũng mong muốn đạt tới chỗ thủ tiêu mâu
thuẫn ấy, đến chỗ tự giải thoát khỏi cái tính chất tư bản của chúng, đến chỗ
thực tế thừa nhận tính chất của chúng là những lực lượng sản xuất xã hội.
Chính sự phản kháng đó của những lực lượng sản xuất đang tăng lên một
cách mạnh mẽ chống lại tính chất tư bản của chúng, sự tất yếu ngày càng
tăng buộc phải thừa nhận bản chất xã hội của chúng, buộc bản thân giai cấp
những nhà tư bản ngày càng phải thừa nhận - trong chừng mực nói chung
điều đó có thể thực hiện được trong các quan hệ tư bản chủ nghĩa - những
lực lượng sản xuất ấy là những lực lượng sản xuất xã hội. Những thời kỳ
công nghiệp hoạt động sôi nổi, cùng với tín dụng phình lên một cách không
có gới hạn của chúng, cũng như bản thân sự phá sản thông qua sự sụp đổ
của nhiều xí nghiệp tư bản chủ nghĩa lớn, đang dẫn tới một hình thức xã hội
hóa những khối tư liệu sản xuất lớn hơn như chúng ta thấy trong các loại
công ty cổ phẩn. Một số những tư liệu sản xuất và giao thông ấy, ví dụ như
đường sắt thì ngay từ đầu đã đồ sộ đến nỗi chúng gạt bỏ mọi hình thức khác
của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa. Nhưng đến một trình độ phát triển nhất
dịnh nào đó thì chính ngay hình thức ấy cũng thành ra không đủ nữa; đại
biểu chính thức của xã hội tư bản chủ nghĩa, tức là Nhà nước cũng buộc
phải đảm đương việc lãnh đạo các tư liệu sản xuất và giao thông ấy. Sự cần
thiết phải biến thành sở hữu Nhà nước như thế xuất hiện trước tiên trong
các cơ quan giao thông liên lạc lớn: bưu điện, điện báo và đường sắt.
Nếu các cuộc khủng hoảng đã vạch rõ sự bất lực của giai cấp tư sản trong
việc tiếp tục quản lý những lực lượng sản xuất hiện đại, thì việc biến các xí
nghiệp sản xuất và giao thông lớn thành các công ty cổ phần, và thành sở
hữu của Nhà nước lại chứng tỏ rằng giai cấp tư sản là thừa đối với mục
đích ấy. Giờ đây tất cả mọi chức năng xã hội của nhà tư bản đều do những
nhân viên làm công đảm nhiệm. Nhà tư bản không còn có hoạt động xã hội
nào khác ngoài việc bỏ tiền thu nhập vào túi, cắt phiếu và đầu cơ ở sở giao
dịch, nơi mà các nhà tư bản cướp đoạt tư bản lẫn của nhau. Nếu thoạt tiên
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa gạt bỏ công nhân thì giờ đây nó lại
gạt bỏ các nhà tư bản, và đẩy họ, giống như công nhân, vào số nhân khẩu
thừa, mặc dầu là tạm thời còn chưa đẩy họ ngay vào đạo quân công nghiệp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.