chúng ta sẽ phải tốn kém rất nhiều thời gian và công sức mới xóa bỏ được.
Nhưng chúng nhất định phải bị xóa bỏ, và sẽ bị xóa bỏ mặc dù điều đó là
một quá trình hết sức lâu dài. Dầu cho vận mệnh của đế chế Đức của dân
tộc Phổ có ra sao chăng nữa, nhưng Bismarck vẫn có thể nằm xuống mộ
với cái ý thức kiêu hãnh rằng nguyện vọng tha nhất của mình chắc chắn sẽ
được thực hiện; các thành phố lớn nhất định sẽ tiêu vong.
Và ở đây, người ta có thể đánh giá một cách xứng đáng cái quan niệm trẻ
con của ông Đuy-rinh cho rằng xã hội có thể nắm được toàn bộ các tư liệu
sản xuất mà không cần phải đảo lộn đến tận gốc phương thức sản xuất cũ
và trước hết là không cần phải thủ tiêu sự phân công lao động cũ; và tất cả
đều coi như là đã được giải quyết một khi mà người ta chỉ mới "chú ý đến
các điều kiện tự nhiên và các năng lực cá nhân", đồng thời, cũng như trước
đây, cả một khối đông những con người vẫn bị trói buộc vào việc sản xuất
một thứ sản phẩm, cả một loại "dân cư" sẽ phải làm việc trong một ngành
sản xuất cá biệt, và nhân loại vẫn bị phân chia như trước kia thành một số
"biến chủng kinh tế" bị què quặt khác nhau, như những "người đẩy xe" và
những "kiến trúc sư". Thành thử xã hội nói chung phải trở thành chủ nhân
của toàn bộ các tư liệu sản xuất, để cho mỗi cá nhân vẫn làm nô lệ cho tư
liệu sản xuất của mình, và chỉ còn có quyền lựa chọn thứ tư liệu sản xuất
nào mà thôi. Và ta cũng hãy đánh giá cái cách mà ông Đuy-rinh coi sự tách
rời giữa thành thị và nông thôn là "không thể tránh khỏi do chính ngay bản
chất của sự vật" và chỉ có thể tìm ra được một phương thuốc nho nhỏ tạm
thời trong việc kết hợp hai ngành sản xuất đặc biệt Phổ: ngành cất rượu và
ngành làm đường củ cải: Cái cách ông ta đặc việc phân phố công nghiệp
trong khắp cả nước phụ thuộc vào những phát kiến tương lai, và vào sự cần
thiết phải đem sản xuất gắn trực tiếp vào việc khai thác các nguyên liệu, -
những nguyên liệu mà ngay hiện nay cũng được tiêu dùng ở mọi nơi ngày
càng cách xa nơi sản xuất ra chúng! - và cuối cùng, ông ta tìm cách che
giấu cái đuôi của ông ta bằng lời quả quyết rằng những nhu cầu của xã hội
thế nào rồi cũng sẽ thực hiện việc kết hợp nông nghiệp với công nghiệp,
ngay cả khi nó chống lại các lý do kinh tế, làm như thế nó là một sự hy sinh
nào đó về mặt kinh tế!