Frederick Engels
Chống Duhring
Phần thứ nhất
Triết học
III. Phân loại. Chủ nghĩa tiên nghiệm
Theo ông Đuy-rinh, triết học là sự phát triển của hình thức cao nhất của ý
thức về thế giới và về đời sống và theo nghĩa rộng, triết học bao quát những
nguyên lý của mọi hiểu biết và ý chí. Ở bất cứ nơi nào mà một loạt những
nhận thức hay những động cơ nào đó, hay một nhóm hình thức tồn tại nào
đó được đề ra trước ý thức con người thì những nguyên lý của tất cả những
cái đó phải trở thành đối tượng của triết học. Những nguyên lý ấy là những
yếu tố đơn giản, hoặc từ trước đến nay vẫn được coi là đơn giản, họp thành
nội dung muôn vẻ của hiểu biết và của ý chí. Cũng như sự cấu tạo hoá học
của các vật thể, cấu trúc chung của sự vật cũng có thể quy thành những
hình thức cơ bản và những yếu tố cơ bản. Những yếu tố hay những nguyên
lý ấy, một khi người ta đã nắm được, mà cả đối với thế giới không biết và
không thể nắm được đối với chúng ta. Như vậy là những nguyên lý triết
học là cái bổ xung cuối cùng mà các khoa học đều cần đến để trở thành một
hệ thống thống nhất nhằm giải thích giới tự nhiên và đời sống con người.
Ngoài những hình thức cơ bản của mọi tồn tại ra, triết học chỉ có hai đối
tượng nghiên cứu riêng của nó, cụ thể là giới tự nhiên và thế giới loài
người. Do đó, chúng ta có 3 nhóm một cách hoàn toàn thoải mái để sắp xếp
lại vật liệu của chúng ta, cụ thể là đồ thức luận chung về vũ trụ, học thuyết
về những nguyên lý của giới tự nhiên và cuối cùng là học thuyết về con
người. Trình tự đó đồng thời cũng bao hàm một trật tự lôgích bên trong; bởi
vì những nguyên lý hình thức, có ý nghĩa đối với mọi tồn tại, đi ở phía
trước, còn những lĩnh vực vật thể, trong đó những nguyên lý ấy phải được
ứng dụng, thì đi theo sau chúng tuỳ theo mức độ phục thuộc của những lĩnh
vực đó.
Đó là những gì mà ông Đuy-rinh khẳng định và gần như đúng từng câu
từng chữ.