học hiện nay mà không có sự phán đổi đặc biệt nào (!), thì sẽ hoàn toàn
không thể giải thích được là làm thế nào mà vật chất dã có thể tiến tới trạng
thái biến đổi được". Nhưng ngoài cơ học khối lượng ra thì theo ông Đuy-
rinh, còn có sự chuyển hoá của vận động của các khối lượng thành vận
động của các hạt nhỏ nhất, nhưng sự chuyển hoá đó diễn ra bằng cách nào
thì "cho đến nay chúng ta vẫn chưa có được một nguyên lý chung nào, và
như vậy chúng ta đừng lấy làm lạ khi thấy rằng nhưng quá trình đó còn hơi
chìm trong bóng tối"
Đó là tất cả những điều mà ông Đuy-rinh có thể nói được. Và trên thực tế,
nếu chúng ta muốn tự thoả mãn với những thủ đoạn đoạn dánh trống lảng
và những câu nói thực sự thảm hại, trống rỗng ấy thì chúng ta ắt phải thấy
rằng không những "việc tự ý làm què quặt năng lực sinh sản của mình", mà
cả niềm tin mù quáng mê muội nữa, đều là sự khôn ngoan rất mực. Như
chính ông Đuy-rinh đã thú nhận, tính đồng nhất tuyệt đối tự nó không thể
nào đi tới sự biến đổi được. Không có một thủ đoạn nào mà nhờ nó sự
thăng bằng tuyệt đối tự nó không thể nào đi tới sự biến đổi được. Không có
một thủ đoạn nào mà sự thăng bằng tuyệt đối có thể chuyển sang vận động
được. Thế thì còn lại cái gì? Còn lại ba cách nói dối trá thối nát.
Thứ nhất: cũng sẽ khó mà chỉ ra được sự quá độ từ mỗi mắt xích nhỏ nhất
sang mắt xích tiếp liền đó trong sợi dây chuyền của tồn tại mà chúng ta đã
biết rất rõ. - Hình như ông Đuy-rinh coi độc giả của mình là những trẻ em
còn bú. Việc chỉ ra những bước quá độ và liên hệ cá biệt của những mắt
xích nhỏ nhất trong sợi dây chuyền của tồn tại chính là nội dung của khoa
học tự nhiên, và nếu việc ấy còn vấp váp ở một chỗ nào đó thì cũng không
ai, kể cả bản thân ông Đuy-rinh, lại nghĩ đến chuyện giải thích sự vận động
đã diễn ra từ hư không, mà bao giờ cũng chỉ từ sự di chuyển, sự biến đổi
hoặc sự tiếp tục của một vận động nào đó trước đây. Nhưng ở đây, như ông
ta đã thừa nhận, vấn đề lại là làm thế nào để có sự vận động nảy sinh từ sự
bất động, tức là từ hư không.
Thứ hai: chúng ta có "cái cầu của tính liên tục". Xét về mặt thuần tuý trên ý
niệm, thì cái cầu này quả thật không giúp ta vượt được khó khăn, nhưng
chúng ta vẫn có quyền dùng nó làm môi giới giữa sự bất động và vận động.