Công xã Pari mà Juyn Valex vẽ nên bằng những nét bút trân trọng, nồng
nàn. Trước hết là chân dung người lãnh tụ cách mạng già Blăngki, “con ma
của khởi nghĩa, nhà hùng biện đeo găng đen”, “kẻ kích động những biển
người”, “nhà toán học lạnh lùng của nổi loạn và trả thù”, bằng một giọng
nói bình tĩnh, buông ra những lời như chém xuống, rạch một đường sáng
trong đầu óc người dân ngoại ô, và một vệt đỏ trong da thịt bọn tư sản”. Và
đây là một số đại biểu Công xã: Briôxnơ, “một Jêxu lác mắt”, đã từng “bị
kết án năm năm vì làm hội kín, được thả ra trước vài tháng vì thổ ra huyết,
về Pari không một xu dính túi, phổi không lành được, nhưng linh hồn của
Cách mạng đóng chốt vào thể xác”... “mỗi buổi tối sống ba giờ hơn kẻ khác
sống một năm - bằng tài hùng biện, mở rộng hiện tại; bằng ước mơ lấn tới
tương lai; con người bệnh tật đó ném ra lời lẽ lành mạnh cho một binh đoàn
công nhân có đôi vai lực sĩ và lồng ngực bằng sắt, họ hết sức xúc động thấy
người vô sản không phổi đó tự giết mình để bênh vực quyền lợi của họ”.
Lơfrăngxe, cựu giáo viên, đảng viên xã hội, “với bộ mặt vàng vì tư lự,
khoét đôi mắt sâu và hiền”“đôi khi, bắt đầu nói tưởng như giảng bài và cầm
thước kẻ trong tay; nhưng tới lúc đi vào ruột vấn đề thì quên mất giọng ông
giáo và đột nhiên trở thành một kẻ rèn luyện những tư tưởng bốc khói dưới
những nhát búa quai thẳng cánh, nện trúng mà sâu; đó là nhà hùng biện ghê
gớm nhất, bởi vì có mức độ, có lý lẽ... và mật đắng đầy gan”. Và đây người
ủy viên trung ương Công xã phụ trách Bộ Giáo dục, Ruiê, thân hình to lớn,
cường tráng, làm nghề đóng giày và làm cách mạng, viết còn sai chính tả,
“nhưng người thợ giày ấy còn thông thuộc khoa lịch sử và khoa kinh tế xã
hội hơn tất cả những kẻ có bằng cấp đã giữ Bộ đó trước anh gộp lại”... trong
những mảnh giấy vò nhàu và nhọ bẩn của anh có cả một chương trình giáo
dục về mặt đúng đắn đánh đổ cả mọi giáo điều của những Viện hàn lâm và
những Đại hội đồng”.
Rõ ràng, với những tính cách nhân vật và bức tranh xã hội đạt tới tính
chân thực, tính lịch sử và tính khái quát cao, tiểu thuyết Jăc Vanhtrax đã kế
tục và phát huy vẻ vang những truyền thống hiện thực chủ nghĩa của
Xtăngđan và Banzắc ở nửa sau thế kỷ XIX khi mà chủ nghĩa hiện thực phê
phán cổ điển đã bắt đầu xuống dốc với Guyxtavơ Flôbe để mở ra thời kỳ
của chủ nghĩa tự nhiên và tiếp theo nó là hàng loạt những trường phái suy
đồi đủ loại.
Hơn thế nữa, mặc dầu Juyn Valex không vẽ lên một bức tranh xã hội thật
rộng lớn, đồ sộ và không đả kích mạnh vào cái mặt cơ cấu của xã hội tư sản