CHÚ BÉ - Trang 16

là quan hệ tiền bạc như Xtăngđan hay Banzắc, nhưng ông lại vượt hẳn các
nhà hiện thực phê phán cổ điển này ở chỗ ông đã mường tượng thấy và đề
cập tới người chủ tương lai của xã hội sẽ thay thế cho giai cấp tư sản, đó là
giai cấp công nhân. Với ông lần đầu tiên trong văn học Pháp xuất hiện hình
ảnh người công nhân, hình ảnh quần chúng nhân dân như những nhân vật
anh hùng phần nào với cái tư thế của những người làm nên lịch sử, và ít ra
thì cũng đã có lúc họ làm nghiêng ngửa cả uy thế của những tay chính
khách tư sản sừng sỏ trong bộ máy thống trị như Juyn Fery, Gămbetta... Và,
mặc dầu bộ tiểu thuyết kết thúc bằng sự thất bại của Công xã Pari, người ta
không thấy bóng dáng của bi quan thất vọng, trái lại hình ảnh cuối cùng vẫn
là hình ảnh của chiến đấu trong tương lai:

“... Tôi vừa vượt qua một dòng suối làm biên giới.
Chúng nó không bắt được tôi nữa! Và tôi sẽ còn có thế đứng với nhân

dân, nếu nhân dân lại bị ném ra ngoài phố và dồn tới chỗ phải chiến đấu.

Tôi nhìn trời về phía tôi cảm thấy có Pari.
Trời một màu xanh tươi rói, với những đám mây đỏ. Tưởng như một

chiếc áo bludơ lớn đẫm máu”.

Chính ở những điểm trên đây, tiểu thuyết Jăc Vanhtrax của Juyn Valex,

cùng với toàn bộ nền văn học Công xã Pari, đã hé mở ra một bước phát
triển mới của văn học hiện thực chủ nghĩa sau này, đó là bước đường đi tới
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngày nay.

Tháng Năm 1972
TRỌNG ĐỨC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.