CHÚ BÉ - Trang 14

trưởng trường trung học, như Tuyếcfanh kiêu căng, hợm hĩnh, khinh người
nghèo, hành hạ học trò có học bổng, như Lacbô tâm ngẩm, giảo quyệt, - cóc
cần học trò và chỉ dịu dàng với đám con nhà quyền thế, hay như Bécgunha
đạo mạo, lạnh lùng, lên mặt triết gia mà độc ác với con như quỷ sứ, thậm
chí đã giết con bằng roi vọt tàn bạo, tất cả đều nói lên một chế độ nhà
trường ghê tởm, thối tha.

Tập II chủ yếu kể lại cuộc kiếm sống chật vật của Jăc Vanhtrax ở Pari, do

đó một mặt Juyn Valex vẽ lên một bức tranh khá sinh động về xã hội Pari,
mặt khác ông vạch ra bước đầu đi vào hoạt động chính trị của Jăc Vanhtrax
mà cũng là của bản thân ông. Chắc chẳn là khi viết về cuộc sống chật vật
của Jăc Vanhtrax ở Pari, Juyn Valex đã liên hệ với cuộc sống ở Pari của
những Raxtinhăc, Ruybemprê trong Tấn trò đời mà Jăc Vanhtrax gọi là
những người “anh em về tham vọng và lo âu của mình”. Nhưng cái xã hội
Pari của Juyn Valex có khác cái xã hội Pari của Banzăc, là vì tham vọng của
Ruybeniprô, một kẻ muốn vươn tới danh vọng và giàu sang, có khác tham
vọng của Jăc Vanhtrax, một kẻ bất bình muốn chống lại bất công xã hội. Ở
đây hầu như vắng bóng những quý tộc hay tư sản hãnh tiến, cùng với những
cảnh ăn chơi đàng điếm, xa hoa, mà phần nhiều là nhân dân lao động, là
sinh viên, và nhất là những người làm chính trị, trong đó nổi bật lên nhân
vật Matutxanh, một điển hình chính khách tài tử. Không khí chính trị ở đây
đậm nét hơn, căng hơn trong Vỡ mộng chẳng hạn, vì là không khí sau
những ngày tháng Sáu 1848, sau cuộc đảo chính 1852 của tên độc tài
Napôlêông III. Cái xã hội đó, cái không khí đó đã chuyển Jăc Vanhtrax từ
cái chí hướng muốn làm thợ đến chỗ dứt khoát trở thành “người chỉ huy
những kẻ mặc áo rơđanhgốt (trí thức) xếp thành hàng ngũ chiến đấu bên
cạnh những kẻ mặc áo bludơ (công nhân)”, đúng như lời khuyên của người
công nhân già Pari mà Jăc Vanhtrax đã gặp buổi đầu khi mới bước chân tới
Pari.

Tập III, đỉnh cao của bộ tiểu thuyết, trình bày gần như một thiên ký sự

lịch sử, viết từng ngày từng tháng, chủ yếu vẽ lên bức tranh hào hùng của
Pari thời kỳ tiền khởi nghĩa và trong những ngày khởi nghĩa, từ 18 tháng Ba
cho đến 28 tháng Năm 1871. Tính chân thực, tính lịch sử của tập sách đạt
đến mức cao. Bên cạnh hình tượng rất sống của những nhân vật nổi tiếng
đương thời có thật, như những tay chủ báo tư sản Giracđanh Vilơmexăng,
những chính khách tư sản Juyn Ximông, Juyn Fery, Gămbetta... là một loại
chân dung gân guốc, rực rỡ của những người cách mạng, của một số lãnh tụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.